Luật mới có hiệu lực sẽ tăng nguồn cung nhà giá rẻ

Những vướng mắc về chính sách đang khiến nhiều dự án bất động sản, nhà ở thương mại và cả nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội chưa thể triển khai theo kế hoạch. Các khó khăn này có thể được khai thông khi các luật mới liên quan đến nhà đất và thị trường BĐS có hiệu lực.

Nhiều ý kiến kỳ vọng, khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này cùng với Luật đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở đồng thời có hiệu lực sớm từ ngày 1/8 tới đây, sẽ khơi thông điểm nghẽn, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án để cải thiện nguồn cung cho thị trường.

Bỏ ra 6 triệu đồng một tháng mới thuê được một căn hộ tập thể cũ, không gian nhỏ hẹp lại nhiều bất tiện nhưng vợ chồng anh Nguyễn Quang Thái ở quận Ba Đình vẫn phải chấp nhận. Giá chung cư và cả đất nền đều tăng cao phi lý đang vượt quá khả năng chi trả của gia đình.

Luật mới có hiệu lực sẽ tăng nguồn cung nhà giá rẻ

Luật Thủ đô sửa đổi dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua có nhiều chính sách đột phá, tạo cơ hội mua nhà cho những người như anh Thái. Cụ thể trong đó là quy định giao Thành phố Hà Nội quyết định quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội. Điều này sẽ phát huy được hiệu quả đầu tư, sử dụng đất và hạn chế được tiêu cực trong quá trình thực hiện.

Cùng với đó, Luật nhà ở cũng quy định nhiều chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư, như miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất của dự án, hưởng lợi nhuận định mức tối đa 10% tổng chi phí đầu tư xây dựng đối với phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội.

Dù vậy các chuyên gia cũng nhận định, không nên quá kỳ vọng vào sự phục hồi nhanh chóng của thị trường. Bởi sẽ mất khoảng 8-12 tháng để các chính sách mới thẩm thấu, đi vào cuộc sống. Thời điểm này người dân cần thận trọng, tìm hiểu kỹ thông tin, sử dụng dòng tiền một cách thông minh, tránh “mua bất động sản trên giấy” hoặc bị lôi kéo theo tâm lý đám đông để rồi phải chịu cảnh tiền mất, tật mang.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước tình trạng đất được chuyển đổi mục đích sử dụng để mua bán kiếm lời, không được đưa vào khai thác, các luật mới về bất động sản đã có nhiều biện pháp răn đe, xử lý nghiệm các hành vi vi phạm.

Những tồn tại của thị trường bất động sản tiếp tục là nội dung được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh chỉ ra trong báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch năm 2025 tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15.

Theo ghi nhận mới nhất của Đài Hà Nội, nhiều căn nhà tập thể có tuổi đời vài chục năm, thậm chí đang xuống cấp nhưng vẫn được rao bán với giá hơn 80 - 100 triệu đồng/m².

Luật Đất đai 2024 là chính sách quan trọng được kỳ vọng sẽ giúp thành phố Hà Nội duy trì vị thế dẫn đầu về phát triển giao thông công cộng và xây dựng đô thị theo mô hình TOD.

Phiên đấu giá 39 lô đất tại Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá quyền sử dụng đất tại thôn Yên Quán, xã Tân Phú, huyện Quốc Oai (Hà Nội) dự kiến tổ chức vào ngày 25/10, đã bất ngờ bị tạm dừng theo yêu cầu của huyện Quốc Oai.

Sau hơn 14 tiếng, cuộc đấu giá 27 thửa đất ở quận Hà Đông đã kết thúc vào lúc 23h tối 19/10. Giá trúng cao nhất là hơn 262 triệu đồng cho lô 1A- 03 khu Đồng Đanh - Đồng Cộc, phường Phú Lương, gấp 8 lần giá khởi điểm.