Luật Nhà giáo bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật

Sáng nay, Quốc hội làm việc tập trung tại hội trường, thảo luận Luật Nhà giáo. Các đại biểu tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác, do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Thảo luận tại Tổ 17, các đại biểu đánh giá so với quy định hiện hành tại các luật liên quan, dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều điểm mới về đối tượng, phạm vi áp dụng, quy định việc tuyển dụng nhà giáo, chính sách tiền lương của nhà giáo, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo...; đề nghị bổ sung, điều chỉnh quy định liên quan đến tuyển dụng nhà giáo tại khoản 6 Điều 16 "Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, quy trình, thủ tục, đối tượng ưu tiên, hình thức, nội dung thi tuyển và xét tuyển nhà giáo, tuyển dụng đặc cách nhà giáo, tuyển dụng nhà giáo là người nước ngoài" thành "Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, quy trình, thủ tục, đối tượng ưu tiên, hình thức, nội dung thi tuyển và xét tuyển nhà giáo, tuyển dụng đặc cách, tiếp nhận nhà giáo, tuyển dụng nhà giáo là người nước ngoài", để thống nhất với quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 16 của dự thảo: "b) Thực hiện thông qua tiếp nhận để trở thành nhà giáo" và đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định chế độ lương, đãi ngộ với những người tập sự, thỉnh giảng.

Đồng thời, đánh giá khả năng cân đối nguồn lực để thực hiện các chính sách nêu tại Chương V của dự thảo về chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo (Điều 27 đến Điều 31) để bảo đảm khả thi khi chính sách được ban hành.

Bên cạnh đó, cần làm rõ đối tượng đặc cách, ưu tiên trong tuyển dụng, quy định rõ đối tượng nào được đặc cách, đối tượng nào ưu tiên để khi triển khai thực hiện sẽ dễ cho các cơ quan thực thi nhiệm vụ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù cơn bão số 3 Yagi đã trôi qua hơn 3 tháng, nhưng đến nay một số địa phương vẫn khắc phục chưa xong hậu quả nặng nề về hạ tầng giao thông, với nhiều khu vực bị sạt lở nghiêm trọng, đường sá nứt hỏng, hiện hữu nguy cơ mất an toàn.

Để chuẩn bị tốt cho Tết dương lịch và Tết âm lịch Ất Tỵ, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại huyện Chương Mỹ và quận Hà Đông.

Năm 2024, ngành du lịch được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Theo bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ đêm 26/12, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét.

Sáng 25/12, “Báo cáo Kinh tế TP.HCM: Phục hồi và sẵn sàng sang kỷ nguyên mới” do Đại học Kinh tế TP.HCM và Cục Thống kê TP.HCM phối hợp thực hiện đã chính thức ra mắt. Trong đó đã chỉ ra 3 thách thức mà TP.HCM sẽ phải đối diện trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Chương trình giới thiệu và trưng bày di sản văn hóa phi vật thể "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" và "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" sẽ diễn ra từ ngày 27-29/12 tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, số 22 Hàng Buồm, Hà Nội.