Luật nhà ở mới sẽ thúc đẩy cải tạo chung cư cũ
Không ít chung cư cũ tại Hà Nội được xác định xuống cấp ở mức nguy hiểm, thế nhưng nhiều năm qua vẫn chưa thể xây dựng lại. Nguyên nhân vướng mắc nằm ở việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa được người dân đồng tình, hay chiều cao công trình khi xây dựng lại chưa hấp dẫn các đơn vị chủ đầu tư.
Sau khi các Luật đất đai, Luật nhà ở có hiệu lực cùng với những Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đi vào cuộc sống, đó sẽ là cơ sở để kỳ vọng việc cải tạo chung cư cũ sẽ được thuận lợi hơn.
Ông Ngô Văn Quang, Nhà D6, Khu tập thể Trung Tự, quận Đống Đa, nói rằng: "Với việc các luật mới đi vào cuộc sống, chúng tôi hy vọng việc cải tạo chung cư sẽ thuận lợi hơn để người dân được sống trong những khu nhà an toàn và khang trang".
Hà Nội có tổng số gần 1600 nhà chung cư cũ, khá nhiều dãy nhà đã xuống cấp, nhưng suốt 20 năm qua, thành phố mới chỉ xây dựng lại được khoảng 1% chung cư cũ.
Luật nhà ở 2023, Nghị định 98 của Chính phủ có hiệu lực mới đây với những điểm mới là: Hệ số K tái định cư được qui định gấp 1 đến 2 lần tùy theo vị trí của tòa nhà và sẽ do UBND cấp tỉnh, Tthành phố quyết định. Chỉ cần 70% chủ sở hữu nhà chung cư tham gia ý kiến và tối thiểu 75% trong số tham gia đó đồng ý là có thể tiến hành cải tạo chung cư. Chủ đầu tư dự án cải tạo chung cư cũ được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, kinh doanh diện tích nhà ở còn lại sau khi bố trí tái định cư và nhiều ưu đãi kèm theo. Đó là những thuận lợi cho việc cải tạo chung cư cũ.
Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho rằng: "Hà Nội với hơn 1500 nhà chung cư cũ, nhiều chung cư đã xuống cấp nhưng suốt 20 năm qua chỉ cải tạo được 1%. Với luật mới đã rõ ràng, tuy vậy cũng cầ bổ sung chính sách liên quan đến giải phóng mặt bằng, tái định cư để tạo sự đồng thuận".
Hà Nội đặt mục tiêu trong năm 2025 sẽ khởi công xây dựng lại hai chung cư cũ xuống cấp ở mức độ D, tức là mức độ nguy hiểm.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang lấy ý kiến về Dự thảo Quyết định quy định về rà soát, công bố công khai, lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt do nhà nước quản lý và việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt tại thành phố.
Luật Nhà ở năm 2023 quy định không được mua bán nhà ở xã hội trong thời hạn tối thiểu 5 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư.
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc triển khai các công tác liên quan cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn Thành phố còn rất chậm, nguyên nhân đến từ công tác lập quy hoạch.
Thành phố Hà Nội tiếp tục có thêm một dự án nhà ở xã hội, được khởi công sáng nay trên khu đất ký hiệu N01-khu đô thị Hạ Đình, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, do Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) cùng liên danh các nhà thầu triển khai.
UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức tập huấn chuyên sâu về công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận qyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 cho các cán bộ công chức quận phường trực tiếp tham gia vào công tác quản lý đất đai.
Sáng nay (5/12), liên danh Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC), Công ty cổ phần Xây dựng lắp máy điện nước Hà Nội, Công ty cổ phần Kinh doanh và phát triển nhà DAC Hà Nội khởi công dự án nhà ở xã hội tại khu đô thị Hạ Đình trên địa bàn xã Tân Triều, huyện Thanh Trì.
0