Luật Thủ đô 2024 giúp đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội
Một trong những nguyên nhân khiến công tác phát triển nhà ở xã hội chậm trong thời gian qua đó là do thủ tục rườm rà. Các địa phương chưa tạo được cơ chế về quỹ đất thu hút các nhà đầu tư. Năm 2024, cả nước mới chỉ hoàn thành khoảng 21.000 căn nhà ở xã hội, đạt 16% so với mục tiêu 130.000 căn đã đề ra.
Ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng Giám đốc Công ty TNHH thương mại xây dựng Lê Thành chia sẻ: “Chúng tôi vướng từ giai đoạn đầu của dự án là giai đoạn pháp lý, rất khó, rất lâu. Chúng tôi vướng về câu chuyện hỗ trợ vốn, lãi suất tốt nhất; vướng về câu chuyện hậu kiểm, vướng cả chuyện người dân để xin thuê dự án này thì phê duyệt như thế nào. Tất cả các điều đó chúng tôi đều làm theo đúng luật và theo quy trình dự án nhà ở xã hội.”
Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch CLB bất động sản Hà Nội cho hay: “Trong quá trình triển khai vừa qua thì chúng ta thấy là do tốc độ phát triển của xã hội quá lớn, đô thị hóa rất nhanh cho nên nhà ở xã hội lợi nhuận không cao. Vì vậy, rất ít doanh nghiệp quan tâm đến xây nhà ở xã hội.”
Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, Luật Thủ đô 2024 đã dành riêng Điều 30 quy định về vấn đề phát triển nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng. Khoản 2 Điều 29 đã cho phép HĐND thành phố quyết định sử dụng ngân sách thành phố để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội thiết yếu trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội độc lập. Việc phân quyền này được cho là sẽ tạo thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội.
Hiện thành phố Hà Nội đang tập trung phát triển các dự án nhà ở xã hội, trong đó sẽ tập trung xây dựng 5 khu nhà ở xã hội tập trung với diện tích đất tích tụ lên đến vài trăm hecta. Với việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và những điều khoản riêng về nhà ở xã hội trong Luật Thủ đô 2024 sẽ là một bước tiến rất lớn về chính sách nhằm tạo ra những cơ chế vượt trội, tạo sức hút trong quá trình thu hút đầu tư phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới. Từ đó, thành phố Hà Nội sẽ có những bước phát triển mới về nhà ở, đáp ứng nhu cầu lớn của người có thu nhập thấp, công nhân các khu công nghiệp - chế xuất trên địa bàn.
Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2025, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, sẽ thực hiện 7 dự án giải phóng mặt bằng nhà gỗ tại phường Chương Dương.
Tổng cục Thi hành án dân sự vừa có văn bản yêu cầu Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố tập trung tổ chức thi hành án liên quan đến dự án bất động sản (BĐS).
Theo bảng giá điều chỉnh các loại đất áp dụng từ ngày 1/1/2025, đất một số tuyến đường trung tâm Đà Nẵng sẽ tăng giá sau khi điều chỉnh.
Kể từ ngày 1/1/2025, mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, còn gọi là sổ đỏ, có mã QR sẽ chính thức được sử dụng. Với mẫu sổ đỏ mới, người dân có thể tra cứu được những thông tin chi tiết về thửa đất.
Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2025, quận Đống Đa sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng nhà siêu mỏng, siêu méo với diện tích đất thu hồi hơn 0,17ha.
Trong năm 2024, Tổ công tác của Chính phủ theo Quyết định 1435 về tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho thị trường bất động sản đã hoàn thành gỡ vướng cho 210 dự án.
0