Luật Thủ đô (sửa đổi), để Hà Nội vươn tầm

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào sáng ngày mai (20/5). Đây là kỳ họp rất đặc biệt với Thủ đô Hà Nội khi Quốc hội dự kiến sẽ thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và xem xét hai quy hoạch lớn của Hà Nội. Đây là những dự án đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô, cũng như sự phát triển chung của cả nước, đặc biệt là Luật Thủ đô (sửa đổi).

Cử tri và nhân dân Thủ đô đánh giá, nội dung của Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này mang tính cấp thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển Thủ đô trước mắt và lâu dài. Mọi người cùng gửi gắm kỳ vọng, mong muốn luật sớm được thông qua, để diện mạo, và đời sống người dân Hà Nội ngày càng được nâng lên. Hình ảnh Hà Nội sẽ đẹp, văn minh, hiện đại hơn trong mắt nhân dân trong nước và quốc tế.

Cử tri và nhân dân Hà Nội kỳ vọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo ra những cơ chế vượt trội, thuận lợi để Thủ đô phát triển bền vững

Luật Thủ đô (sửa đổi) với 9 nhóm chính sách lớn, theo hướng thực sự trao cho Hà Nội những cơ chế có tính vượt trội, khả thi, tạo điều kiện cho Thủ đô phát triển xứng tầm. Tư tưởng xuyên suốt trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này là tăng cường phân cấp, phân quyền cho Hà Nội trong việc quyết đáp những vấn đề liên quan tới phát triển đặc thù của Thủ đô.

Là dự án lớn, quan trọng đối với Thủ đô, do vậy, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, chất lượng. Dự thảo sửa đổi luật được hoàn thiện trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của đông đảo nhân dân và 19 bộ ngành, 10 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng Thủ đô.

Bà Nguyễn Phương Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XV chia sẻ: "Cử tri và nhân dân Hà Nội kỳ vọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo ra những cơ chế vượt trội, thuận lợi để Thủ đô phát triển bền vững. Thủ đô phát triển, đồng nghĩa với chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao".

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều điều khoản quy định cụ thể, tạo ra nguồn lực, thẩm quyền để Thủ đô chủ động thực hiện các chức trách, nhiệm vụ được giao trong Hiến pháp. Việc có những chính sách đặc thù và sự điều chỉnh phù hợp, cần thiết sẽ giúp Thủ đô khẳng định vị thế, thực hiện tốt sứ mệnh đối với quốc gia, dân tộc. Đó cũng là cơ hội để Hà Nội phát triển vượt bậc, xứng tầm Thủ đô, là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 15/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Trung Tiến, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ.

Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Trong suốt 6 tháng phát động, Ban Tổ chức Cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính (CCHC) Hà Nội năm 2024 đã huy động 100% các cơ quan, đơn vị tham gia. Các giải pháp, sáng kiến năm nay được đánh giá là thiết thực, vừa giúp cơ quan công quyền tối ưu hóa quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, vừa làm lợi nhiều cho người dân và doanh nghiệp.

Sau 6 tháng phát động và triển khai, cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024 của thành phố Hà Nội đã đi tới vòng chung khảo, với 6 ý tưởng tốt nhất tham gia tranh giải.

Sáng nay, 16/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và huyện Ứng Hoà đã tổ chức hội nghị ký thỏa thuận hợp tác đẩy mạnh công tác tuyên truyền toàn diện về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của huyện trên hệ sinh thái truyền hình, phát thanh, nền tảng số của Đài Hà Nội.

Dự án cải tạo, nâng cấp đường Liên Châu Thanh Oai đi Thường Tín và chiều ngược lại vẫn chưa hẹn ngày hoàn thiện. Việc triển khai chậm trễ đã gây ra nhiều nguy cơ tai nạn với người tham gia giao thông.