Luật Thủ đô sửa đổi được Quốc hội đồng thuận cao

Chiều 05/12, tiếp xúc với cử tri đơn vị bầu cử số 4 gồm quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng - Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hà Nội đã thông tin về kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Đáng chú ý, lần đầu tiên Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thủ đô sửa đổi với sự đồng thuận nhất trí cao.

Bí thư Thành ủy cho biết, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giao quyền mạnh hơn để Hà Nội phát triển xứng với tầm vóc của một đô thị đặc biệt, Thủ đô của cả nước. Luật Thủ đô sửa đổi đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, kế thừa, cụ thể hóa những chính sách mà Quốc hội đang thực hiện thí điểm tại các địa phương. Nổi bật trong đó là vấn đề phân cấp, giao quyền, tạo cơ chế đặc thù, vượt trội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng - Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hà Nội đã thông tin về kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, cùng với Luật Thủ đô sửa đổi, Thành phố cũng đang khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây sẽ là ba công cụ pháp lý, ba chiến lược chính sách rất quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng - Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hà Nội

Thông tin thêm về kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bí thư Thành ủy cho biết, với sự cân nhắc, thận trọng, Quốc hội đã quyết định chưa thông qua dự án Luật đất đai sửa đổi và Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi để tiếp tục xem xét thấu đáo, đảm bảo chặt chẽ, khả thi.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng vui mừng thông tin về những kết quả trong phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô góp phần rất quan trọng cùng cả nước hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong năm 2023. Đáng chú ý, huyện Mỹ Đức vừa được Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới, đến nay, Hà Nội đã có cả 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn Nông thôn mới.

Thời gian tới, Thành phố sẽ tập trung hoàn thiện hạ tầng giao thông, từng bước giải quyết các vấn đề bức xúc như: cải tạo chung cư cũ, xử lý dự án treo, đảm bảo an toàn phòng cháy, nhất là khắc phục tình trạng thiếu trường học như cử tri Hoàng Mai nhiều lần kiến nghị.

Các cử tri quận Hoàng Mai và Gia Lâm tại buổi tiếp xúc cử tri

Tại cuộc tiếp xúc, 7 kiến nghị của cử tri quận Hoàng Mai và Gia Lâm liên quan đến hoàn thiện kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, công tác quản lý nhà chung cư đã được Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền trao đổi, làm rõ theo thẩm quyền.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tuyến quốc lộ 1A đoạn đi qua Ngọc Hồi - Văn Điển nhiều năm qua phải thi công dang dở do không có mặt bằng. Đến nay, với sự vào cuộc trách nhiệm của huyện Thanh Trì, vướng mắc đã được tháo gỡ.

Rất nhiều xe chở rác tập kết trên vỉa hè đường Võ Thị Sáu, đoạn trước cổng Công viên Tuổi trẻ thuộc phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng…

Người dân Thủ đô có thể sẽ thấy một diện mạo rất khác của sông Tô Lịch, vốn được biết đến với cái tên “dòng sông chết”, khi Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử nghiệm trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/12.

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2024 đang diễn ra tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, quận Thanh Xuân. Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự lễ khai mạc.

Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 06 Nguyễn Doãn Toản làm Trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình 06 tại thị xã Sơn Tây.

Sáng nay, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố năm 2024.