Lương công chức, viên chức sẽ tăng hơn 32% từ tháng 7

Dự kiến từ ngày 1/7/2024, tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương. Đây được xem là tin vui của hàng triệu công chức viên chức trên cả nước.

Gần 20 năm công tác, lương của chị Nông Hương Lan, cán bộ tại Văn phòng đăng ký đất đai quận Long Biên, Hà Nội chỉ được hơn 7 triệu đồng/ tháng. Chị Lan cho biết rất kỳ vọng vào lộ trình cải cách tiền lương lần này làm sao cần gắn liền với năng suất lao động, tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức viên chức, thay vì tăng lương đơn thuần như những lần trước.

Nhiều người phải chật vật với mức tiền lương khi sống ở đô thị

Hiện nay mức lương, thu nhập theo thang bảng lương của công chức, viên chức, người lao động ở mức khởi điểm còn khá khiêm tốn. Nhiều người phải chật vật với mức tiền lương khi sống ở đô thị. Vì vậy, lương tăng là niềm vui lớn, song vấn đề là làm sao cần bình ổn hàng hóa, tránh việc giá cả chạy trước đồng lương.

Dự kiến từ 1/7/2024, tiền lương công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32%, tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng. Cụ thể, chính phủ đã trích lập được nguồn 560.000 tỷ đồng, đảm bảo đủ cải cách tiền lương đến năm 2026.

Dự kiến từ 1/7/2024, tiền lương công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32%, tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng

Chị Trần Thu Hà, Bộ phận Tiếp nhận Hành chính UBND quận Long Biên đưa ra nhiều kỳ vọng vào chính sách tăng lương sắp tới. Chị cho rằng: "Cần phải đánh giá đúng tình hình thực tế, con người sử dụng khối lượng công việc như thế nào, công việc của từng người tính theo mức lương."

Hiện các bộ ngành địa phương đã và đang gấp rút xây dựng danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là căn cứ quan trọng để điều chỉnh tiền lương gắn với vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ được giao  thay vì dựa trên thâm niên như trước.

Hiện các bộ ngành địa phương đã và đang gấp rút xây dựng danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Bà Nguyễn Thị Hải Yến, Trưởng phòng Nội vụ, UBND quận Hà Đông cho biết: "Nhà nước đang xây dựng đề án việc làm và chờ những hướng dân để có căn cứ điều chỉnh tiền lương sắp tới."

Xây dựng, quản lý vị trí việc làm là việc khó khăn, nhạy cảm, phức tạp nhưng là nhiệm vụ chính trị phải thực hiện, góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là cơ sở để thực hiện chính sách cải cách tiền lương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong tương lai gần, việc chuyển đổi sang du lịch thông minh không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ, mà còn đòi hỏi một sự thay đổi theo hướng tiếp cận kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày hôm nay (22/11), Thủ đô Hà Nội sẽ duy trì thời tiết không mưa, tuy nhiên nhiệt độ sẽ hạ thấp.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.

Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.