Malaysia, Singapore nỗ lực ngăn lừa đảo trực tuyến

Malaysia và Singapore đang tăng cường quản lý đối với một số phương tiện truyền thông xã hội, nền tảng nhắn tin và trang web mua sắm phổ biến nhất, nhằm hạn chế tình trạng lừa đảo trực tuyến và gây hại đối với trẻ em.

Quy định mới của Malaysia, dự kiến được triển khai muộn nhất vào cuối năm nay, sẽ yêu cầu các nền tảng trực tuyến phải đăng ký giấy phép và gia hạn giấy phép hằng năm. Các nền tảng này gồm mạng xã hội như Facebook, X và TikTok, các dịch vụ nhắn tin như WhatsApp. Nếu không thực hiện, các nền tảng sẽ bị coi là bất hợp pháp và bị phạt lên tới 107.000 đô la Mỹ.

Theo cảnh sát Malaysia, có 535 triệu đô la Mỹ đã bị mất do lừa đảo trực tuyến trong năm 2022.

Ủy ban Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia (MCMC) cho biết mục tiêu chính của quy định nhằm đảm bảo một hệ sinh thái trực tuyến an toàn và bảo mật cho tất cả người dân Malaysia, đặc biệt là trẻ em.

Malaysia và Singapore đang tăng cường quản lý mạng xã hội, nền tảng nhắn tin và trang web mua sắm.

Tại quốc gia láng giềng Singapore, hoạt động mạng độc hại cũng không ngừng gia tăng. Cảnh sát Singapore báo cáo số liệu cho thấy tổng số vụ lừa đảo đạt kỷ lục hơn 46.500 vụ trong năm 2023, tăng 46,8% so với năm 2022, với tổng thiệt hại lên tới 486 triệu đô la Mỹ, trong đó hàng đầu là lừa đảo thương mại điện tử.

Trong tháng 6, Bộ Nội vụ Singapore (MHA) đã ban hành quy định yêu cầu Facebook và Carousell, một trang mua bán đồ cũ tại nước này, xác minh danh tính của người bán mà họ cho là có rủi ro. Năm 2023, hai nền tảng này liên quan đến hơn 70% số vụ lừa đảo thương mại điện tử.

Theo kế hoạch, vào cuối năm nay, các trang truyền thông xã hội và dịch vụ nhắn tin như Facebook, Instagram, Telegram, WeChat và WhatsApp sẽ đều phải triển khai các hệ thống và biện pháp phát hiện các hoạt động lừa đảo, độc hại, gửi báo cáo hằng năm cho cơ quan chức năng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổ chức Khí tượng Thế giới ngày 18/9 cảnh báo rằng, nếu chính phủ các nước không tăng cường hành động về khí hậu, hai phần ba các khu vực trên thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiệt độ tăng thêm 3 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Bộ Y tế Liban thông báo, số người chết trong vụ nổ máy bộ đàm hôm thứ Tư đã tăng lên 9 người và hơn 300 người bị thương. Vụ tấn công mới xảy ra chỉ một ngày sau vụ nổ máy nhắn tin khiến 12 người tử vong và hơn 2.800 người bị thương ở Liban.

Nhà lập pháp Hungary Elod Novak kêu gọi mở cuộc điều tra về BAC Consulting có trụ sở tại Budapest và ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với CEO của công ty sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Liban.

Hôm 18/9, Bộ trưởng Y tế Liban, ông Firass Abiad cho biết số người chết do máy nhắn tin phát nổ ở Liban đã tăng lên 12 người, trong đó có hai trẻ em.

Đợt hạn hán tồi tệ nhất từng được ghi nhận đã làm mực nước của các con sông trong lưu vực sông Amazon xuống thấp kỷ lục.

Việc Meta công ty mẹ của Facebook và Instagram tại Mỹ tuyên bố cấm hãng truyền thông Russia Today(RT) và các mạng lưới truyền thông nhà nước Nga khác khỏi các nền tảng do công ty này sở hữu đã làm dấy lên phản ứng trong dư luận trên thế giới.