Mang cổ phục Việt vào đời sống hiện đại
Show trình diễn nghệ thuật “Kế vãng khai lai” của Vạn Thiên Y được tổ chức tại Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) đã khiến giới thời trang phải nhìn người trẻ với con mắt khác. Gần 60 mẫu trang phục thuộc 3 bộ sưu tập: Kí mộng, Đồ ứng dụng, Vân Long lưu vũ - như những “đoạn nối chương hồi” kể về dòng chảy của trang phục truyền thống cùng những ứng dụng rất xa xưa của cha ông ta trong việc thẩm mỹ hóa “cái ăn, cái mặc”.
Không phải đến bây giờ, tình yêu với cổ phục cũng như những nỗ lực thổi luồng sinh khí mới cho cổ phục Việt mới được đề cập đến. Nhiều năm qua, trào lưu phục dựng, thúc đẩy văn hóa mặc trang phục cổ đã được phổ biến ở nhiều vùng, miền trên cả nước. Thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương có nhiều hoạt động hấp dẫn và ý nghĩa.
Sự trở lại của cổ phục là minh chứng rõ nhất về tình yêu và sự trân trọng dành cho tinh hoa văn hóa dân tộc.
Nguyễn Văn Hiệu là một trong số những bạn trẻ của Vạn Thiên Y luôn say mê dành tâm huyết với cổ phục Việt. Đây là hai mẫu mới nhất anh cùng các cộng sự của mình mô phỏng thành công với tỷ lệ gần như 1-1.
Ở nước ta, mỗi triều đại phong kiến trong lịch sử đều có những bộ trang phục mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc như áo Nhật Bình, áo tấc, áo đối khâm, áo giao lĩnh, áo ngũ thân,…
Khôi phục những trang phục cổ, hiện đại hóa những đường nét cổ xưa, đưa chúng đến gần hơn với đời sống thường nhật là điều mà Vạn Thiên Y đang hướng tới.
Vạn Thiên Y là một không gian của nghiên cứu, bảo tồn, sáng tạo, sản xuất các mẫu trang phục truyền thống cũng như sự phá cách từ truyền thống. Những người trẻ như chị Huyền Lê không chỉ là người tự tay làm ra sản phẩm mà còn là người thổi hồn cho những sản phẩm đó.
Những bộ trang phục của quá khứ tạo nên một sứ mệnh mới trong cuộc sống hiện đại đã cho thấy, giới trẻ hiện nay không chỉ quan tâm tới lịch sử mà họ còn dành thời gian và cả tiền bạc để nghiên cứu và phát triển chúng theo cách của mình. Việc sử dụng các họa tiết hoa văn trên mẫu trang phục cổ đưa lên các trang phục hiện đại là một cách làm mới mẻ đầy sáng tạo của các bạn trẻ ở Vạn Thiên Y.
Trong ngôi nhà Vạn Thiên Y, mỗi một tầng, mỗi một phòng là một không gian sáng tạo. Các bạn trẻ Vạn Thiên Y không chỉ nghiên cứu văn hóa trang phục cổ mà còn đưa chúng đến gần hơn với đời sống con người của hiện tại. Ngay tại đây, khách hàng có thể là những người đến tìm hiểu về trang phục cổ, đến may trang phục cổ, hoặc đến ướm thử những bộ áo xinh xắn mà còn hòa mình trong không gian của sự tĩnh lặng, sâu lắng mang tính truyền thống của người Việt.
Khôi phục trang phục cổ, đưa họa tiết cổ vào trang phục hiện đại. Tiến xa hơn nữa, có thể là những dự án ứng dụng họa tiết cổ vào các sản phẩm thủ công, các đồ lưu niệm,… Người trẻ, với tâm huyết và sáng tạo, mọi thứ đều có thể thành hiện thực. Tương lai của cổ phục việt đang bắt đầu bởi những người trẻ như thế./.
Bước ra từ cuộc chiến khốc liệt, hơn ai hết, những cựu chiến binh hiểu rõ giá trị của hòa bình cho Tổ quốc và giá trị của yên bình với mỗi người. Bình yên của người cựu chiến binh, chẳng cần to tát hay xa vời, chỉ là những buổi chiều đi bộ trên phố phường tấp nập, nhìn nắng nhạt xuyên qua những tán cây.
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.
Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.
Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.
0