May áo dài
Hà Nội vốn luôn được biết đến với nét đẹp cổ kính sâu lắng và nhẹ nhàng của vùng đất đã trải qua nghìn năm văn hiến. Nét đẹp cổ kính không chỉ đến từ cảnh sắc nơi đây mà còn đến từ con người, từ cuộc sống. Những dấu ấn về phong tục, về phố nghề vẫn còn vương đọng trong các khu phố cổ, các nếp nhà tại Hà Nội. Đối với nghề may áo dài truyền thống cũng vậy, từ xa xưa đến nay những nhà may áo dài với tuổi nghề trăm năm vẫn tồn tại.
Ở giữa lòng Thủ đô muốn tìm một hàng may áo dài truyền thống không khó, chỉ cần lên tra Google sẽ hiện lên một loạt những thương hiệu may áo dài nổi tiếng. Thế nhưng, nếu muốn may một chiếc áo dài truyền thống mang hơi hướng xưa cũ, đậm đà bản sắc Hà Nội có lẽ người ta sẽ nhớ về những nhà may áo dài trăm năm ngụ trên phố cổ Thủ đô.
Hà Nội từ xưa nổi tiếng với 36 phố cổ, mỗi con phố được đặt tên gắn với mỗi làng nghề truyền thống mang bản sắc riêng như: Mây, tre, hàng mã, lò rèn, hàng than… thế nhưng không có con phố nào là chuyên may áo dài truyền thống. Đến nay vẫn vậy, trên vài con phố chỉ lác đác xuất hiện một vài hàng may áo dài nhưng như thế cũng đủ tạo nên tên tuổi của áo dài phố cổ.
May được chiếc áo dài ưng ý là cả một kỳ công và cả sự hợp tác giữa người cắt may và khách hàng. Để chiếc áo dài có thêm những đường nét sinh động, bắt mắt, phụ nữ Hà Nội từ lâu nay vẫn thường thêu thêm những họa tiết trên áo dài truyền thống. Mỗi người có một phong cách riêng nên những xưởng thêu cũng có đa dạng các mẫu để chị em lựa chọn.
Phải mất một tuần để lấy được một chiếc áo dài. Thêm vài tuần để thêu hoàn chỉnh chiếc áo. Dù vậy nhưng với một số cửa hàng may áo dài có tiếng ở Hà Nội, đó là khoảng thời gian cần thiết để có được một chiếc áo dài như ý.
Và chính bởi sự kỹ càng đó, mà bao năm qua những cửa hàng may thêu áo dài truyền thống ở Hà Nội vẫn luôn có được những vị khách trung thành mọi lứa tuổi.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.
Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.
0