May áo dài Tết
Hà Nội những ngày gần Tết mang một nhịp sống khác hẳn. Trên khắp các con phố, dòng người đi lại tấp nập, ai cũng tất bật lo toan cho những ngày cuối năm. Giữa không khí tất bật ấy, việc đi may áo dài diện Tết, một thói quen tưởng chừng giản dị lại chính là cách để người phụ nữ Hà Nội chuẩn bị cho mình một chút riêng, một niềm vui nhỏ để đón Tết thật trọn vẹn.
Là chủ cửa hàng áo dài có tiếng ở Hà Nội đã hơn 20 năm, Nhà thiết kế Trần Thuý Hà tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội có một tình yêu đặc biệt với tà áo dài Việt Nam. Bà chia sẻ: "Tôi yêu áo dài, vì bản thân tôi cũng là một người phụ nữ Hà Nội. Khi mặc áo dài lên, tôi có cảm giác như có thể toát hết được vẻ đẹp của người phụ nữ. Vậy nên tôi đã chọn nghề may áo dài".
Bà Đinh Thị Phương sống tại quận Ba Đình, Hà Nội cũng là một người phụ nữ gốc Hà Nội và yêu nét đẹp thanh lịch của tà áo dài. Vậy nên bà muốn lưu giữ mãi nét đẹp ấy thông qua trang phục áo dài truyền thống mang đặc trưng của Hà Nội. Trong những dịp lễ truyền thống, bà Phương luôn chọn mặc áo dài.
Cũng theo chia sẻ của nhà thiết kế Trần Thuý Hà, cùng với sự phát triển của thời đại, có rất nhiều mẫu áo dài đẹp và "hot trend", dễ mặc. Tuy nhiên, dài truyền thống vẫn sẽ là trang phục tôn lên được hết vẻ đẹp thanh lịch của người phụ nữ và được lựa chọn nhiều ở các dịp lễ Tết truyền thống.
Bạn Lương Thuý Quỳnh đến từ thành phố Buôn Ma Thuột nhưng từ lâu đã có niềm yêu thích với tà áo dài Hà Nội, không chỉ bởi sự tinh tế, thanh lịch mà vì cả sự cầu kỳ, chỉn chu trong thiết kế. Quỳnh chia sẻ: "Mua áo dài thì rất nhanh, nhưng may áo dài lại mất rất nhiều thời gian. Đổi lại, mình có tà áo dài của chính mình, gắn với những đặc điểm và sở thích của bản thân".
Không chỉ có những nhà thiết kế nữ mà cả những nhà thiết kế nam như anh Trịnh Hoài Nam cũng rất hiểu mong muốn của phụ nữ Hà Nội khi diện trang phục ngày Tết. Vậy nên, bên cạnh việc may áo dài, nhiều năm qua anh Nam cũng dành tâm huyết cho những chiếc áo chần bông, một loại áo gợi nhớ tới ký ức Tết xưa của bà, của mẹ, nhưng được sáng tạo để phù hợp hơn với gu ăn mặc của cuộc sống hiện đại.
Mỗi dịp Tết cận kề, chị Nguyễn Thị Thúy Nga sống tại Hai Bà Trưng, Hà Nội lại lựa chọn các mẫu áo chần bông để tặng mẹ, vì mẹ chị yêu thích kiểu áo mang phong cách của người Hà Nội xưa. Chị Nga chia sẻ các mẫu áo chần bông hiện nay rất đẹp và đa dạng về chủng loại, mẫu mã, lại được thiết kế cầu kỳ, tỉ mỉ nên rất thu hút chị.
Từ những tà áo dài thướt tha đến chiếc áo chần bông mộc mạc mang đầy hoài niệm, mỗi trang phục đều là cách riêng để phụ nữ Hà Nội thể hiện vẻ đẹp của mình trong dịp Tết Nguyên đán. Một nhịp sống vừa truyền thống, vừa hiện đại mà chỉ có trong những ngày giáp Tết.
Không khí Xuân đang tràn ngập trên từng con phố Hà Nội, tạo nên một bức tranh sống động đầy sắc màu, vừa ấm áp vừa rộn ràng.
Ký ức tuổi thơ thường là những mảnh ghép giản dị nhưng đầy ắp cảm xúc, những hương vị quen thuộc mà mỗi lần nhớ lại, lòng người lại bâng khuâng khó tả. Trong vô vàn những kỷ niệm ấy, có một thứ không thể không nhắc đến, đó chính là ang mỡ lợn - món ăn mà dù qua bao nhiêu năm tháng, vẫn mãi đọng lại trong tâm hồn mỗi người.
Sự háo hức thay đổi bản thân để đón chào một năm mới đang đến không chỉ có ở những người trẻ mà còn được tìm thấy ở những tiệm làm tóc cũ kỹ và giản dị của các bà, các cô.
Có những giai điệu diệu kỳ mang khả năng gắn kết người với người, gần hơn những tâm hồn đồng điệu. Đó chính là giai điệu của tiếng kèn saxophone.
“Quà tặng của nhân gian” là sự kiện văn hoá nổi bật của Hà Nội để đón chào năm mới 2025. Tại chương trình, giữa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được định hướng trở thành không gian sáng tạo của Thủ đô, người dân và du khách lần đầu tiên được gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân đến từ khắp mọi miền đất nước. Sự kiện không chỉ khẳng định Hà Nội là nơi kết nối di sản văn hóa truyền thống và nghệ thuật đương đại mà còn góp phần gìn giữ, phát huy, tôn vinh những giá trị đặc sắc của các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam.
Hà Nội - một thành phố không ngừng chuyển mình, nhưng vẫn luôn lưu giữ những ký ức đẹp đẽ của thời gian. Mỗi góc phố, mỗi kỷ vật đều là những câu chuyện nhắc nhớ về một thời đã xa trong tiềm thức của mỗi người dân Hà Nội.
0