Metro Nhổn - ga Hà Nội vận hành thương mại ngày 9/8
Theo MRB, việc hoàn thành và đưa vào sử dụng đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội là một sự kiện quan trọng, thu hút sự quan tâm của dư luận. Đồng thời, sẽ tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển hạ tầng giao thông của Thủ đô, thu hút nguồn đầu tư cho các dự án tiếp theo.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông phối hợp với cảnh sát giao thông và đơn vị liên quan thống nhất phương án tổ chức phân luồng đảm bảo giao thông trong thời gian chuẩn bị mặt bằng (ngày 7 và 8/8) và trong buổi lễ vận hành thương mại (ngày 9/8).
Dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km, có 8 ga trên cao và 4 ga ngầm. Trong đó, đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy dài 8,5 km và đoạn đi ngầm Cầu Giấy - ga Hà Nội dài 4 km.
Lộ trình của tuyến: điểm đầu Nhổn - theo quốc lộ 32 - Cầu Diễn - Mai Dịch - nút giao với Vành đai 3 - Cầu Giấy (nút giao với Vành đai 2) - Kim Mã - Cát Linh - Quốc Tử Giám - ga Hà Nội (trên đường Trần Hưng Đạo).
Dự án Metro Nhổn - ga Hà Nội khởi công năm 2009. Theo kế hoạch, tuyến đường sắt trên cao sẽ hoàn thành năm 2015 nhưng sau nhiều lần lùi tiến độ, dự kiến tuyến hoàn thành vào năm 2027. Đoạn trên cao đã lỡ hẹn hàng chục lần.
Sáng nay, Thường trực HĐND Thành phố đã tổ chức phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố. Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn điều hành phiên giải trình.
Sáng nay, 19/12, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên họp giải trình về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ và hai tiêu chí trông giữ phương tiện tạm thời trên hè phố, lòng đường.
Thủ tướng Chính Phủ vừa ký Quyết định số 1574, công nhận Gia Lâm là huyện nông thôn mới nâng cao tiếp theo của thành phố Hà Nội. Trước đó, vào tháng 9 năm nay, Thanh Trì là huyện đầu tiên của Hà Nội về đích huyện nông thôn mới nâng cao.
Tối 18/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2024 tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội.
Tính đến cuối năm 2024, Thường Tín đã có thêm 3 xã nông thôn mới nâng cao và 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là cơ sở để Thường Tín phấn đấu là huyện nông thôn mới nâng cao tiếp theo của thành phố Hà Nội.
0