Mình ăn Tết hay Tết ăn mình?
Muôn kiểu áp lực Tết
Tết vừa là thời khắc được mong đợi nhất trong năm nhưng cũng là "ác mộng" với nhiều người khi phải chuẩn bị quá nhiều. Vì thế, không ít người thắc mắc rằng: Mình ăn Tết hay Tết ăn mình?
Chắc nhiều người cảm thấy vẫn chưa làm hết những việc cần làm trước Tết. Nào là bài vở, chương trình Tết và rất nhiều deadlines khác. Còn chưa kể tới nhà cửa, xe cộ, cũng phải dọn dẹp, tu sửa lại để yên tâm đi chơi Tết.
Nhưng có lẽ không thể thay đổi được các tác động khách quan từ bên ngoài, vì thế nhiều người chọn cách điều chỉnh bản thân, để thích nghi và cũng là dịp để sắp xếp lại thời gian khoa học hơn.
Trút bỏ áp lực Tết - dễ hay khó?
Bên cạnh những người chạy đua với Tết thì cũng có nhiều người biết cách đón Tết. Để Tết không trở thành nỗi sợ bằng cách làm chủ thời gian, lên kế hoạch các việc cần làm sớm hơn để nghĩ đến Tết không còn cảm thấy áp lực nữa.
Nhiều người có . Thu cầu đi làm đẹp cũng chủ động làm sớm hơn mọi năm. Hay việc mua sắm đồ trước Tết không còn phải mua quá nhiều như trước nữa. Thay vào đó họ sẽ mua vừa đủ thực phẩm vừa dùng do nhiều chợ và siêu thị mở cửa từ mùng 2 Tết. Thậm chí, có nhiều gia đình cũng bớt đặt nặng việc cỗ bàn ngày Tết, thay vào đó là dành thời gian cho nhau.
Thông thường, cứ trước Tết 1,2 tuần, các bà, các chị đi làm đẹp đông hơn thường lệ. Nào là nhuộm, làm xoăn, hay cắt kiểu hoặc đi nối mi, dưỡng da, làm móng. Tuy nhiên, năm nay, lượng khách hàng tại các cửa hàng làm đẹp có vẻ dàn trải đều hơn. Mới bắt đầu vào Tháng Chạp, các cơ sở này đã phải thuê thêm nhân viên và kéo dài thời gian phục vụ.
Chị Hậu hiện đang là nhân viên văn phòng cũng tranh thủ khoảng thời gian này để đi làm đẹp đón Tết. Chị chia sẻ vì công việc cuối năm bận rộn, cộng thêm việc dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón tết mất nhiều thời gian, nên năm nay chị cũng đã chủ động đi làm đẹp sớm hơn mọi năm, để vừa có thể tránh được sự đông đúc lại vừa giảm bớt được những đầu việc cần phải hoàn thành trước Tết.
Còn tại các chợ và siêu thị, thực phẩm Tết năm nay cũng không phải là mặt hàng hút khách. Vì nhiều người đang dần bỏ thói quen mua đồ tích trữ trước Tết. Chỉ mua những mặt hàng cần thiết, dùng trong ngày 30 hoặc mùng 1, những thực phẩm tươi sống để làm cỗ ngày Tết. Bởi các chợ và siêu thị từ vài năm nay đã mở cửa từ khoảng mùng 2 Tết để phục vụ người dân.
Việc chủ động lên kế hoạch để thực hiện dần các việc cần phải làm trước Tết cũng khiến cho Tết không còn đáng sợ như trong suy nghĩ của mọi người nữa. Mua sắm ít hơn, làm đẹp sớm hơn, cũng đang là cách giúp mọi người có cái nhìn khác về Tết, đó cũng là cách dễ dàng để chúng ta có thể tự trút bỏ áp lực ngày Tết.
Đón Tết thảnh thơi
Tết là khoảng thời gian ai nấy đều mong chờ nhất trong năm: mùa đoàn viên, mùa vui và nhiều mong ước nhất. Chính vì nhiều ý nghĩa như vậy, cứ tết đến là mọi việc đều như có cơ hội nhân đôi nhân ba lên: tất niên, mua sắm, tân trang nhà cửa, nấu ăn, rồi gia đình vợ chồng con cái dắt díu nhau về quê thăm ông bà… tiêu tốn rất nhiều sức lực.
Chính vì vậy mà không ít người đã đón một cái Tết trong âu lo, mệt mỏi. Thậm chí là sợ Tết.
Còn 15 ngày nữa mới đến Tết, nhưng bà Thu gần như đã hoàn thiện việc dọn dẹp và bày biên ban thờ gia tiên. Chỉ còn mâm ngũ quả truyền thống, giáp Tết bà mới mua. Với bà, việc thắp hương ông bà tổ tiên cốt ở lòng thành, không phải mâm cao cỗ đầy.
Còn đây là cái tết thứ 4, ông Tuấn không mua sắm mới đồ đạc vật dụng trong nhà. Trước kia, có năm ông thay bộ bàn ghế mới, có năm sơn nhà, có năm sửa bếp... tất cả đều dồn vào những ngày trước Tết.
Hay một trốn bốn quê. Khi nhà mẹ đẻ một nơi, lấy chồng một nơi, vợ chồng lại sinh sống làm việc một nơi. Nhưng tết với chị Hà luôn thảnh thơi. Hai mẹ con đang chọn lựa lên kế hoạch du xuân cho gia đình.
Ở Hà Nội, thời điểm trước Tết Nguyên đán tầm hai tuần, là lúc diễn ra nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống đặc sắc. Nhiều sinh viên đã không để các deadline học tập làm lỡ cơ hội để tận hưởng không khí tuyệt vời này.
Cuối năm, ai cũng tất bật, đường xá tắc nghẽn từ sáng đến tối. Nhiều người nhắc đến Tết phải giật mình, chộn rộn lo lắng. Đôi khi những áp lực ấy là do chính mình tạo ra. Bởi vậy, ai cũng có thể chọn bỏ đi cảnh đầu bù róc rối vì phải ôm đồm nhiều thứ, đảm đương nhiều việc khi Tết đến và cho phép mình một cái tết thảnh thơi.
Ngày 23/12, Sở GTVT Hà Nội chỉ đạo đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy phục vụ Lễ hội Chùa Hương năm 2025.
Bão số 10 (bão Pabuk) sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau đó đổi hướng Tây Tây Nam và hướng về khu vực các tỉnh từ Phú Yên đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 73/2024 quy định về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của CSGT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Cục Hàng không Việt Nam vừa ra quyết định áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu trên toàn quốc trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025, bắt đầu từ ngày 26/1-2/2/2025 (tức ngày 25 tháng Chạp đến hết ngày mồng 5 Tết Âm lịch 2025).
Trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, dự kiến khởi công cuối năm 2025 và hoàn thành vào cuối năm 2030.
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ 8 dự án trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
0