Mở đường huyết mạch kết nối trục không gian hồ Tây - Cổ Loa
Ngay từ những ngày đầu năm mới, quận Tây Hồ đã đẩy mạnh triển khai các dự án cải tạo hạ tầng, trong đó có việc xây dựng cầu, đường huyết mạch để kết nối trực tiếp với quận Đông Anh như gợi ý của Tổng Bí thư tại cuộc làm việc với thành phố Hà Nội cuối năm ngoái và bản Quy hoạch chung Thủ đô.
Chỉ vài tháng nữa, phường Quảng An (quận Tây Hồ) sẽ có tuyến đường mang tên danh nhân Đặng Thai Mai với chiều ngang hơn 90 mét. Gần 200 hộ dân đang định cư và trồng trọt tại đây đều mong muốn con đường sớm hoàn thiện để mang lại diện mạo cho khu vực này. Nhà bà Nguyễn Thị Nhũn (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) sẽ có khoảng hơn 30 mét nằm trong quy hoạch, dù vậy nhưng bà rất ủng hộ dự án mang ý nghĩa quan trọng của quận Tây Hồ. "Chúng tôi cũng rất mừng khi dự án sẽ cải tạo con đường trở nên khang trang, sạch đẹp và để chúng tôi không bị ô nhiễm", bà Nhũn bày tỏ.
Theo Quy hoạch chung của Thủ đô được định hướng theo 5 trục không gian: trục sông Hồng, hồ Tây - Cổ Loa, trục hồ Tây - Ba Vì, trục Nam Hà Nội và trục Nhật Tân - Nội Bài. Trong đó, tuyến đường Đặng Thai Mai là một trong những tuyến đường huyết mạch của trục hồ Tây - Cổ Loa, kết nối trực tiếp với thành phố Đông Anh là thành phố công nghệ sáng tạo. Bên cạnh đó, tuyến đường Đặng Thai Mai còn kết nối trực tiếp với khu Văn phòng Trung ương Đảng và là tuyến đường huyết mạch của khu trung tâm bán đảo Quảng An, từ đó xây dựng quận Tây Hồ phát triển và sẽ trở thành trung tâm dịch vụ du lịch và văn hoá của Thủ đô.
Trong số 30 quận huyện của Thủ đô, Tây Hồ có một lợi thế đặc biệt khi có hồ Tây - một thắng cảnh, địa danh văn hóa lịch sử nổi tiếng, với diện tích mặt nước rộng lớn 526 ha. Xung quanh hồ có hơn 71 di tích văn hóa lịch sử như: chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ, đền Đồng Cổ… Bên hồ Tây có nhiều làng nghề nổi tiếng từ xa xưa như: nghề làm giấy Dó ở An Thái Bưởi, làng đào Nhật Tân, quất Tứ Liên, xôi Phú Thượng, trà sen Quảng An... gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Và khi quận Tây Hồ được giao là đơn vị đầu mối quản lý hồ Tây, điều này sẽ là cơ hội cho địa phương trong công tác quản lý và khai thác khu vực hồ Tây và vùng phụ cận.
Cho đến thời điểm này, quận Tây Hồ đã hoàn thiện quy hoạch chi tiết khu vực bán đảo Quảng An, triển khai các dự án cải tạo hạ tầng giao thông, mở rộng các tuyến đường Xuân Diệu, Âu Cơ… hay kế hoạch xây dựng cầu Tứ Liên của thành phố sẽ hoàn thiện kết nối trục không gian hồ Tây - Cổ Loa, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quận Tây Hồ.
Bà Lê Thị Thu Hằng, Bí thư Quận uỷ Tây Hồ cho biết: "Quận Tây Hồ là khu vực của Kinh thành Thăng Long xưa, đã có di tích, trầm tích hơn 1.000 năm tuổi. Cùng với đó, lấy giá trị của văn hoá để phát huy, phát triển kinh tế tạo cho Tây Hồ trở thành một điểm nhấn, một trung tâm của du lịch văn hoá của Thủ đô".
Để bảo tồn và phát huy được giá trị của khu vực hồ Tây và vùng phụ cận, trước đó, quận Tây Hồ đã đề xuất nghiên cứu định hướng quy hoạch phân toàn bộ địa giới hành chính quận Tây Hồ lấy hồ Tây làm trung tâm thành 5 tiểu vùng với các đặc điểm phù hợp với điều kiện tự nhiên, các thế mạnh nổi trội và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội gồm: Tiểu vùng kinh tế cộng đồng và du lịch sáng tạo; Đô thị động lực văn hóa và tâm linh; Đô thị kết nối trung tâm Thủ đô; Kinh tế đô thị và du lịch tâm linh; Trung tâm tài chính - hành chính mới.
Việc hoàn thành hạ tầng đô thị sẽ là một trong những điều kiện để khai thác không gian văn hóa sáng tạo; phát huy giá trị của các di tích - là những lợi thế riêng có của quận Tây Hồ, phù hợp với mục tiêu định hướng tập trung đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội.


Ban Quản lý di tích đền Hát Môn, huyện Phúc Thọ đã tích cực phối hợp với lực lượng chức năng chuẩn bị tốt các điều kiện, đặc biệt là về an toàn PCCC trước ngày khai hội.
Đoàn Kiểm tra số 1908 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đã tổ chức Hội nghị thông báo dự thảo báo cáo của Đoàn đối với Đảng uỷ Quốc hội vào chiều 17/3.
Kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu, công chức, viên chức còn thiếu từ 1 đến 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng để nghỉ hưu.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 18/3, với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, phát hành trên các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Hình ảnh người chiến sĩ PCCC không quản ngại nguy hiểm lao vào giải cứu các nạn nhân tại một vụ cháy ở Thủ Đức, TP.HCM mới đây đã gây xúc động mạnh cho cộng đồng.
Nâng thời gian nghỉ thai sản là hợp lý, tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, cần có giải pháp đồng bộ nhằm cân bằng lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp.
0