Mở rộng điều tra vụ án Thuận An, Phúc Sơn
Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An được khởi tố ngày 1/4/2024, đến nay, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 8 bị can. Hiện nay, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra làm rõ dấu hiệu sai phạm trong việc đấu thầu, triển khai dự án của Tập đoàn Thuận An, đồng thời tập trung lực lượng mở rộng điều tra vụ án, thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước, đề xuất xử lý nghiêm minh các sai phạm của các bị can. Quá trình điều tra các bị can đã thừa nhận sai phạm, tự nguyện nộp, vận động gia đình khắc phục hậu quả vụ án. Đến nay, đã thu giữ 62 tỉ đồng, 40.000 USD có liên quan sai phạm của các bị can, người liên quan vụ án.
Vụ án Phúc Sơn được khởi tố ngày 26/2/2024, đến nay, đã khởi tố 23 bị can. Đây là vụ án hết sức phức tạp, có liên quan nhiều địa phương, thông tin, tài liệu rất lớn. Cơ quan điều tra đã thu giữ trên 300 tỉ đồng, gần 2 triệu USD, trên 500 lượng vàng và hơn 1.000 sổ đỏ. Hiện nay, cơ quan điều tra đang củng cố tài liệu, chứng cứ, đồng thời mở rộng điều tra, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt, làm rõ sai phạm của một số bị can, người liên quan.
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, người phát ngôn Bộ Công an cho biết: “Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực không xác định thời hạn hoàn thành, nhưng tinh thần chung của Cơ quan Cảnh sát điều tra là làm càng sớm, càng tốt”.
Thông tin thêm về việc mở rộng điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Toàn án Nhân dân cấp cao tại TP. HCM chuẩn bị xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vụ Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB.
Bên cạnh đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đang điều tra vụ án Đưa - Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và các địa phương khác liên quan Vạn Thịnh Phát và SCB. Đây là quá trình mở rộng vụ án xảy ra tại Vạn Thịnh Phát và SCB. Vụ án này, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố điều tra 9 bị can.
Chiều 4/11, tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, đã tổ chức phiên trù bị. Tham dự của 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sáng nay Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm thì việc tổng hợp, lấy ý kiến người dân với dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật là vô cùng quan trọng. Song, công việc này vẫn còn hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao. Đây là phản ánh của đại biểu Quốc hội về chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong phiên thảo luận 4/11.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội chiều 4/11, Đại biểu Nguyễn Tri Thức - Đoàn ĐBQH TP. HCM đề nghị Chính phủ quan tâm quản lý các trang thông tin trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông để kiểm soát các hoạt động mua bán sữa mẹ trái phép và cần có các chính sách để vận động hiến tặng sữa mẹ, giống chính sách vận động hiến máu tình nguyện.
Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng 4/11, các đại biểu đã bày tỏ sự quan tâm đến nhiều vấn đề nóng của xã hội trên các lĩnh vực: lao động việc làm, y tế, giáo dục... Đặc biệt là những vấn đề cần quan tâm sau siêu bão Yagi vừa qua.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội sáng 4/11, đại biểu Nguyễn Văn Huy - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình kiến nghị nhân dân và cử tri mong muốn xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình khẩn cấp để trục lợi.
0