Mở rộng hợp tác, nâng cao chất lượng đào tạo Đại học

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, liên kết quốc tế (LKQT) đào tạo đang là một xu thế tất yếu của các trường đại học Việt Nam. Đến nay, nhiều trường Đại học cũng đã và đang mở rộng hợp tác, nâng cao chất lượng các chương trình LKQT của mình.

Đại học Kinh tế quốc dân là một trong những đơn vị giáo dục đầu tiên của nước ta tiên phong trong việc tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới.

Giáo sư Kai Peters - Phó hiệu trưởng trường Conventry (Vương quốc Anh) chia sẻ: "Liên kết đào tạo quốc tế không chỉ mang lại cho sinh viên Việt Nam kiến thức mà còn giúp cho các em có thêm nhiều kỹ năng khác nữa. Tiếp cận với sự đa dạng về văn hoá,  các em sẽ có góc nhìn rộng hơn, biết được người Châu Âu đánh giá như thế nào về nền kinh tế Châu Á ".

Khởi nguồn từ dự án đào tạo từ xa do Tổ chức phát triển Quốc tế của Thụy điển (Sida) tài trợ vào đầu những năm 1990, đến nayViện Đào tạo Quốc tế đang tổ chức triển khai bảy ngành học ở bậc Đại học, bốn ngành ở bậc Cao học và Tiến sĩ liên kết với các trường đối tác ở vương quốc Anh, Mỹ và Đức. Đưa các yếu tố giáo dục quốc tế vào Việt Nam một cách có chọn lọc, dần dần xây dựng các chương trình đào tạo quốc tế của chính mình, góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế một cách toàn diện của trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tại lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, thứ trưởng  Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc đã trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ giáo dục cho Viện Đào tạo Quốc tế - đơn vị đã đặt những viên gạch đầu tiên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học của Việt Nam tiệm cận với chuẩn quốc tế. Chủ động hợp tác quốc tế, các trường Đại học đã thực sự xây dựng được những chương trình liên kết bài bản, đào tạo sinh viên mang bản lĩnh của những công dân toàn cầu, đóng góp vào sự đổi mới của giáo dục Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá, Thông tư 29 đã bước đầu tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức và cách quản lý dạy thêm, học thêm.

Việc trải nghiệm thực tế và tự mình tham gia vào các dự án về lịch sử sẽ góp phần bồi đắp, làm sâu sắc hơn nhận thức của các em học sinh về giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc.

Từ 97 đề tài dự cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố đã có 6 đề tài được chọn dự thi cấp quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bảo đảm tỷ lệ chi cho giáo dục đại học; xem xét, phê duyệt một số đề án, dự án đang được trình, không đợi chương trình mục tiêu quốc gia được phê duyệt.

Chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề khó và phức tạp, đòi hỏi hoạch định chính sách thận trọng, khách quan, hướng đến mục tiêu cuối cùng là chất lượng.

Nhiều trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội đang từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, thông qua sân chơi sản xuất video tiếng Anh.