Môi giới bất động sản không được hành nghề tự do
Thị trường bất động sản tại Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh chóng trong vòng 20 năm qua, kéo theo tình trạng loạn môi giới nhà đất. Bất cứ ai cũng có thể làm môi giới, dẫn đến quá nhiều rủi ro cho người mua khi bất động sản không minh bạch, thủ tục pháp lý không đảm bảo.
Nhưng từ nay, “cò” môi giới bất động sản sẽ không còn được hành nghề tự do như trước. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản phải đáp ứng các điều kiện về quy chế, cơ sở vật chất. Như vậy, đội ngũ môi giới sẽ được ràng buộc vào các sàn giao dịch.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam, cho biết: "Luật quy định khá chặt chẽ, thứ nhất môi giới phải có chứng chỉ, thứ hai là phải tham gia vào đơn vị có chức năng môi giới. Điều quan trọng là khách hàng cũng phải đòi hỏi khi nhân viên môi giới phải có chứng chỉ, có mã số hành nghề. Như vậy sẽ đảm bảo, tránh được việc lừa đảo".
Ông Trần Quang Trung, Giám đốc Phát triển Kinh doanh của OneHousing, cho biết: "Tôi nghĩ đây làm một điều tốt giúp minh bạch hóa thị trường, chuẩn chỉ hóa từ chuyên môn, đạo đức, tuân thủ các quy định tư vấn và xác thực thông tin cũng như giao dịch, ví dụ như việc giao dịch tiền mặt hay các vấn đề liên quan đến thuế".
Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam: "Lần này tính nghiêm túc, chặt chẽ của các quy định pháp luật rất mạnh, nếu không đúng rất dễ bị pháp luật xử lý. Chúng tôi cũng đang xây dựng các chương trình phổ biến kiến thức pháp luật mới để họ nắm bắt".
Ông Đính cho biết các nhà môi giới BĐS đang tìm hiểu nắm bắt những nội dung mới trong quy định của pháp luật để trang bị kiến thức, sẵn sàng tư vấn cho khách hàng cũng như giúp các nhà đầu tư thực hiện giao dịch trên thị trường đúng quy định pháp luật nhất.
Từ đầu năm 2024 đến nay, thị trường bất động sản đã xuất hiện nhiều tín hiệu sôi động. Sau khi đã trải qua một thời kỳ thanh lọc, các nhà đầu tư, khách hàng đang ngày càng kinh nghiệm hơn. Luật cũng đã quy định chặt chẽ hơn.
Trong phiên giao dịch vừa qua, chỉ số Dow Jones ghi nhận phiên tăng thứ năm liên tiếp, dù khối lượng giao dịch thấp.
Năm 2024, nhiều địa phương đạt số thu ngân sách kỷ lục, vượt dự toán và tăng cao so với năm trước, trong đó TP.HCM và Hà Nội lần đầu tiên vượt mốc 500.000 tỷ đồng.
Bộ Công Thương vừa đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 3 tháng xuống 2 tháng nếu chi phí đầu vào tăng từ 2% trở lên, thay vì 3% như hiện tại.
Trong năm 2024, ngành Thanh tra Tài chính đã thực hiện trên 72.000 cuộc thanh tra, kiểm tra, qua đó kiến nghị xử lý tài chính lên tới trên 115 nghìn tỷ đồng và thu nộp ngân sách Nhà nước trên 14 nghìn tỷ đồng.
Tháng 12, hàng loạt “ông lớn” đã và đang có kế hoạch huy động hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp.
Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu dệt may, chỉ xếp sau Ấn Độ khi nước này đạt tăng trưởng gần 7%.
0