Môi giới tạo khan hàng ảo gây nhiễu loạn thị trường BĐS

Để thị trường bất động sản trở lại minh bạch thì thuế là một công cụ nhưng nếu áp dụng cần lộ trình rõ ràng, phù hợp. Điều này rõ ràng cần thời gian và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Để kiểm soát giá nhà đất, hạn chế đầu cơ, nhiễu loạn thị trường thì việc lập lại trật tự trong hoạt động môi giới sẽ là việc cần phải làm ngay.

Chiêu trò phổ biến nhất hiện nay mà nhiều môi giới thực hiện là việc tạo khan hàng ảo, từ đó đẩy giá nhà, đặc biệt là chung cư lên cao phi lý. Cách thức như sau: Môi giới sẽ gọi điện cho một số chủ nhà đề nghị mua lại chung cư mà họ đang sở hữu với giá rất cao. Một chủ nhà có thể nhận được nhiều cuộc gọi từ những môi giới khác nhau với nội dung tương tự. Từ đó, nhiều chủ nhà sẽ thấy rằng căn hộ của mình ngày càng có giá trị cao trên thị trường. Đến khi một số người đồng ý bán lại căn hộ thì không có ai đến đặt cọc. Thậm chí gọi lại cho môi giới cũng sẽ không thể liên lạc được.

GS. Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết: "Người ta chứng minh thiếu cung bằng cách gọi điện khắp nơi, xem nhà đó có cho thuê hay bán không. Tôi một ngày nhận được mười cuộc điện thoại. Cứ nghe đến như vậy là tôi tắt máy và block số điện thoại đó. Đấy là một hình thức chúng ta nhận thấy rất rõ hiện nay. Một luồng dư luận đang chứng minh hiện nay đang rất thiếu cung”.

Đồn thổi thiếu nguồn cung đang là một chiêu trò để đẩy giá nhà, đất, dù thực tế hàng tồn kho còn rất nhiều. Báo cáo từ Bộ Xây dựng cho thấy, tính đến quý III năm 2024, cả nước còn tồn kho 4.688 căn chung cư, 12.250 nhà ở riêng lẻ và gần 9.000 đất nền.

Lượng nhà, đất tồn kho tăng tới 150,6% so với quý II chứng minh rằng thị trường hoàn toàn không khan hiếm nguồn hàng. Tuy nhiên, một nghịch lý đang tồn tại là nguồn cung phân khúc cao cấp chiếm đại đa số. Thị trường hầu như vắng bóng sản phẩm bình dân. Lợi dụng điểm này, nhiều môi giới đã đánh tráo khái niệm, đưa thông tin gây nhiễu loạn. Giá ảo, giao dịch cũng ảo đang là thực tế cho thấy sự thiếu lành mạnh của thị trường.

Ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho hay: “Tình trạng đầu cơ đẩy giá đất lên cao, việc mua bán hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ, trong khi người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận vì giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả”.

Thí điểm mô hình “Trung tâm giao dịch bất động sản và quyền sử dụng đất do Nhà nước quản lý” là giải pháp đang được Bộ Xây dựng đưa ra. Tuy nhiên, để xử lý triệt để các đối tượng gây nhiễu loạn thị trường, cần phải có các giải pháp cụ thể thông qua công cụ pháp lý. Có như vậy mới đủ sức răn đe.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Báo cáo tài chính từ các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp cho thấy hầu hết "ông lớn" khu công nghiệp đều có lợi nhuận tăng trong kỳ.

Thị trường bất động sản (BĐS) thiếu lành mạnh đã diễn ra trong một thời gian dài, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống xã hội. Nhưng để kiểm soát lại đang thiếu những công cụ pháp lý vì cơ quan quản lý vẫn coi đây là hoạt động kinh tế đơn thuần mà chưa nhìn nhận đó là tội phạm gây nguy hiểm cho đời sống xã hội.

Hôm nay, tại Hà Nội, Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ 4 đã khai mạc, là cơ hội để các doanh nghiệp giới thiệu những sản phẩm về lĩnh vực bất động sản, xây dựng, trang trí nội ngoại thất tới khách hàng.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký công văn yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, mua bán trao tay, "thổi giá" gây nhiễu loạn thông tin thị trường.

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, các huyện ngoại thành Hà Nội sẽ tiếp tục đấu giá khoảng 400 lô đất. Đáng chú ý, mức giá khởi điểm vẫn được áp ở mức thấp.

Theo báo cáo của các đơn vị, đến ngày 15/11, 174 dự án (101 dự án cấp thành phố, 73 dự án ngân sách thành phố hỗ trợ) được bố trí kế hoạch vốn năm 2024 gặp khó khăn, trong đó nhiều dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB).