Một nhà lãnh đạo ấm áp trong mắt văn nghệ sĩ
Trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam vào năm 2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rằng đội ngũ văn nghệ sĩ không chỉ gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân mà còn có trách nhiệm xã hội lớn lao.
Ông đánh giá cao tài năng và lòng nhiệt huyết của các nghệ sĩ, đồng thời khẳng định rằng những đóng góp của họ là vô giá trong việc xây dựng nền văn hóa văn học nghệ thuật Việt Nam vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Chính những tâm tư, tình cảm và sự cống hiến của đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ đã góp phần quan trọng vào sự ổn định chính trị và sự phát triển bền vững của đất nước.
Người lãnh đạo luôn quan tâm đến văn học nghệ thuật
Trong nỗi đau thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các nghệ sĩ tưởng nhớ ông với lòng kính trọng sâu sắc. Họ nhớ về ông như một nhà lãnh đạo tận tụy, người đã không ngừng thúc đẩy sự phát triển của văn hóa và nghệ thuật, để lại dấu ấn không thể phai mờ trong trái tim của mọi người.
Trong các nghệ sĩ, có một người nghệ sĩ, một người lãnh đạo trong ngành nghệ thuật không chỉ có cơ hội biểu diễn trên sân khấu các chương trình có Tổng Bí thư tham dự, mà còn được người lãnh đạo đất nước động viên, khích lệ rất nhiều trên con đường nghệ thuật của mình. Đó là NSND Thúy Mùi. Bà từng là Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát triển nghệ thuật truyền thống sân khấu Việt Nam và từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII.
Theo NSND Thúy Mùi, chỉ có thể là một người yêu văn học nghệ thuật mới có thể quan tâm tới đời sống, hoạt động của các văn nghệ sĩ bằng cả sự thấu cảm và sâu sắc đến như vậy.
NSND Thúy Mùi là người may mắn được tiếp xúc với đồng chí Nguyễn Phú Trọng khi ông còn làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Vốn rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật dân tộc, nên ông hay xuống thăm các đơn vị nghệ thuật, trong đó có Nhà hát Chèo Hà Nội.
NSND Thúy Mùi - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tâm sự: “Rất là ấn tượng khi có một lần bác về thăm Nhà hát Chèo Hà Nội. Bác rất gần gũi với các nghệ sĩ nên mọi người rất là yêu kính bác. Khi bác đến thì bác có hỏi các nghệ sĩ là có sống được bằng nghề không? Các nghệ sĩ trả lời thành thật là chúng con sống được bằng nghề. Bác rất là xúc động trước chia sẻ của văn nghệ sĩ và động viên các bạn".
Đối với giới văn nghệ sĩ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn động viên nhưng cũng là giao trọng trách. Với NSND Thúy Mùi, thì vừa vinh dự, vừa rất thiêng liêng. Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là mất mát to lớn của đất nước nói chung và văn hóa - nghệ thuật nói riêng.
Người lãnh đạo gần gũi với nghệ sĩ
Một người nghệ sĩ nữa cũng may mắn được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần. Đó là NSND Lê Tiến Thọ - cựu Giám đốc Nhà hát Tuồng Trung ương, Cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn và sau giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch.
Sau này, khi không còn là nhà quản lý nhà nước về văn hóa nữa, NSND Lê Tiến Thọ trở thành Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và tham gia Liên hiệp các Hội Văn hoá nghệ thuật Việt Nam. Ở cương vị nào, ông cũng có nhiều dịp được gặp Tổng Bí thư.
NSND Lê Tiến Thọ chia sẻ: "Khi tôi còn là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Du lịch, lúc bấy giờ Tổng Bí thư ở vị trí là Chủ tịch Quốc hội, luôn luôn quan tâm, động viên sâu xát, chỉ đạo rất cụ thể những công việc mà chúng tôi đã hoạt động".
Trong cuộc đời của các văn nghệ sĩ, họ có rất nhiều kỷ niệm với Tổng Bí thư. Vào năm 2012, khi tác giả Học Phi 100 tuổi, NSND Lê Tiến Thọ đã gửi văn bản cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để đầu tư cho một nhà hát dựng vở kịch "Ni cô Đàm Vân".
Trong buổi biểu diễn, Tổng Bí thư đã đến xem và chụp ảnh kỷ niệm cũng như động viên với toàn thể các đạo diễn, nghệ sĩ cũng như tác giả Học Phi. Đây chính là tình cảm của một nhà lãnh đạo luôn gần gũi, quan tâm các văn nghệ sĩ trên lĩnh vực sân khấu truyền thống.
Phong cách giản dị, gần gũi, thân thiết của Tổng Bí thư đối với giới văn nghệ sĩ còn thể hiện qua những cử chỉ nhỏ như gọi tên, vỗ vai, hỏi thăm sức khỏe, ngợi khen sự cố gắng.
Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho các nghệ sĩ vượt qua những khó khăn trong đời sống thường nhật và công việc để theo đuổi và làm tròn sứ mệnh bảo tồn, thúc đẩy các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống.
Một nhà lãnh đạo ấm áp trong mắt văn nghệ sĩ
Trong mắt nhiều văn nghệ sĩ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người lãnh đạo gần gũi, thân thiết. Điều này để lại cho văn nghệ sĩ ấn tượng về một người lãnh đạo ấm áp.
Kể về kỷ niệm duy nhất khi gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, NSƯT Lê Chức vô cùng xúc động khi được người lãnh đạo của đất nước trân trọng giọng đọc của mình. Với giọng đọc huyền thoại này, những lời động viên của Tổng Bí thư giờ đã trở thành những ký ức không thể nào quên.
“Hãy giữ giọng và tiếng của anh cho đất nước”. Chỉ cần nghe câu nói này thôi với ai cũng cảm thấy ấm lòng. Mà hơn hết đây là lời của người lãnh đạo cao nhất của Nhà nước thì càng cảm thấy vai trò và nhiệm vụ của mình có ý nghĩa như thế nào.
Nhà lãnh đạo lỗi lạc qua âm nhạc
Trí tuệ và phẩm giá cao quý của Tổng Bí thư đã trở thành niềm cảm tác của rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ. Trong đó phải kể đến chiến sĩ, nhà sáng tác nhạc Nguyễn Đình Thâm (nguyên giám đốc nhà hát Trưng Vương – Đà Nẵng). Ông đã viết hai bài hát về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và vinh dự đạt giải thưởng Đào Tấn năm 2022.
Là một nhạc sĩ, chiến sĩ, cảm nhận trong nhạc sĩ Nguyễn Đình Thậm đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính là người đi đầu trong công cuộc chống tham nhũng để làm sạch “những con sâu làm rầu nồi canh”. Dù rằng, cuộc chiến vẫn tiếp diễn, nhưng thời gian qua đã thực hiện rất quyết liệt, được nhân dân ủng hộ.
Mặc dù không nhắc tên Tổng Bí thư, nhưng khi cất lời, người nghe đều thấy hình ảnh của người lãnh đạo đáng kính trong đó: :
"Tuổi đã cao nhưng lửa hồng cháy mãi
Yêu quê hương với con tim nồng say
Đôi mắt tinh và nụ cười nhân hậu
Tóc bạc phơ vì trăn trở đêm ngày…"
Có một mái đầu bạc
Trong một đợt giao lưu nghệ thuật quốc tế những năm trước, Tổng đạo diễn chương trình của một nhà hát nghệ thuật quốc gia muốn đưa vào chương trình bài hát “Có một mái đầu bạc”, một bài hát rất hay, rất tự hào, xúc động về đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Bài hát cất lên, lập tức làm xao động trái tim bao người.
Thế nhưng theo nguyên tắc khi mời đồng chí Tổng Bí thư “thông qua” tiết mục, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đón nhận và biểu dương thành quả sáng tạo nghệ thuật của nhạc sĩ sáng tác và nghệ sĩ biểu diễn, nhưng với bản tính khiêm tốn, giản dị và hiền hoà của mình, ông đề nghị cứ để đấy làm kỷ niệm, chứ chưa sử dụng hay biểu diễn, dù anh em nghệ sĩ tiếc ngẩn ngơ tiết mục.
Và ít ai biết đươc đó là sáng tác của Anh hùng lao động, thầy thuốc nhân dân, Giáo sư, Bác sĩ Nguyễn Anh Trí – Giám độc Bệnh viện Huyết học Trung ương.
Trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, giới nghệ sĩ Việt Nam không khỏi bàng hoàng và tiếc thương. Những người nghệ sĩ, bằng trái tim và tâm hồn nghệ thuật của mình, đã dành tặng ông những lời ca, tiếng hát, và tác phẩm nghệ thuật đầy xúc động. Họ luôn nhớ về ông như một người lãnh đạo hết lòng vì nghệ thuật và văn hóa, luôn lắng nghe và động viên những sáng tạo nghệ thuật không ngừng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại một di sản quý giá, không chỉ trong lĩnh vực chính trị mà còn trong lòng mỗi nghệ sĩ Việt Nam. Những kỷ niệm, sự quan tâm và tình cảm chân thành của ông sẽ mãi mãi được lưu giữ và tỏa sáng trong từng tác phẩm nghệ thuật, từng giai điệu, từng vần thơ. Sự ra đi của ông là một mất mát lớn lao, nhưng cũng là một động lực để mỗi nghệ sĩ tiếp tục sáng tạo, cống hiến cho nền văn hóa nghệ thuật của đất nước, như một cách để tri ân và ghi nhớ công lao to lớn của một người lãnh đạo lỗi lạc.
Ngày 5/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, sẽ chính thức khai mạc tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô. Tham dự có 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khẩn trương rà soát điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị triển khai một số dự án quan trọng quốc gia.
Sáng 4/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức dự lễ trao tặng Huy hiệu Đảng tại Đảng bộ quận Hai Bà Trưng, nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga.
Nhận lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024, Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mê Công lần thứ 10 và Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 05 – 08/11/2024.
Chiều 4/11, tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, đã tổ chức phiên trù bị. Tham dự của 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sáng nay Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
0