Mùa cốm xanh
Cốm xanh là món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi, người ta đã dễ dàng mường tượng đến những hình ảnh, mùi vị và khung cảnh để thưởng thức nó. Vì thế, với du khách có dịp tới Hà Nội vào mùa thu, thưởng thức Cốm Làng Vòng là một trải nghiệm luôn có sẵn trong danh sách “cần thực hiện”.
Lúa nói làm cốm phải làm từ hạt lúa non bấm ra sữa, xanh mướt cốm mới dẻo miệng và thơm lừng hương mạ non. Qua hàng trăm năm, cốm xanh vẫn là món quà quê quý giá được nhiều người săn đón mỗi khi thu sang.
Mỗi độ thu về, những gánh cốm rong lại xuất hiện trên những tuyến phố xung quanh khu vực phố cổ, Nhà thờ lớn, hồ Hoàn Kiếm. Gánh hàng đơn giản nhưng lại thu hút giới trẻ với những gói cốm dẻo thơm được bọc trong lớp lá xanh mướt.
Để có được cốm xanh làng Vòng, cần trải qua nhiều giai đoạn tỉ mỉ, kỳ công. Hạt lúa đem rang trên chảo nóng sao cho vừa nở chín mềm mà không quá lửa, vỏ trấu vừa tróc. Sau khi cốm nguội, công đoạn giã cốm bắt đầu. Không những giã để cốm tróc vỏ mà còn phải giã đến khi nào cốm dẻo dính mới đạt.
Tại Làng cốm Mễ Trì, 40 năm làm nghề, 40 mùa thu đi qua, chị Vũ Thị Phúc luôn tất bật chuẩn bị cho những mẻ cốm dẻo thơm từ 2-3 giờ sáng. Yêu và gắn bó với nghề làm cốm truyền thống của quê hương, chị luôn cố gắng để làm ra những mẻ cốm vừa có hương vị thuần chất vừa có mẫu mã, bao bì đẹp, mới lạ, sáng tạo để cho ra đời những sản phẩm từ cốm hấp dẫn.
Từ lâu, những gói cốm xanh đã luôn là điều gì đó khiến bao người mãi nhớ về, nhất là những người con rời thủ đô đến vùng đất mới. Mọi người thường đùa vui với nhau rằng, trọn vẹn hương vị mùa thu Hà Nội đã gói gọn trong từng gói cốm bình dị ấy.
Mỗi hạt cốm như hòa quyện với hơi thở của mùa thu, mang đến cho thực khách một trải nghiệm đắm chìm trong không gian ấm áp và thân thuộc. Chỉ với một gói nhỏ, ngồi nhâm nhi, thưởng thức, ngắm cảnh phố phường thì quả là điều tuyệt vời mà ai cũng muốn thử trong hành trình khám phá Hà Nội.
Trong môi trường học đường, các thầy, cô giáo Tổng phụ trách Đội không chỉ là một giáo viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt các thế hệ đàn em thân yêu, góp phần hình thành nhân cách và những giá trị tốt đẹp cho thế hệ măng non đất nước, giúp các em rèn luyện, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Sau cơn bão Yagi tàn phá, những cánh đồng ở xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội, đã hồi sinh với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Chè là một món ăn quen thuộc của người Hà Nội. Với mỗi mùa, Hà Nội lại có những món chè khác nhau mang đặc trưng riêng. Dù hiện nay có rất nhiều loại chè được biến tấu đủ mọi hương vị, thế nhưng quán chè Trường Thao nằm trong con ngõ nhỏ ở Phố Huế vẫn lưu giữ hương vị chè truyền thống trong suốt 50 năm qua.
0