Múa rối nước Đào Thục được vinh danh

Sáng 23/12, UBND huyện Đông Anh tổ chức Lễ đón nhận Quyết định và Giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh.

Văn bia đình làng Đào Thục còn ghi lại, nghề múa rối nước ở làng có từ thời Hậu Lê, cách đây khoảng hơn 300 năm. Trải qua bao thăng trầm, nghề rối nước Đào Thục với tình yêu, trách nhiệm của cộng đồng dân cư, của lớp lớp thế hệ các nghệ nhân đã gìn giữ, bảo tồn, phát huy hiệu quả, tạo thành nét đặc trưng văn hóa của quê hương Đông Anh.

Từ những giá trị và ý nghĩa to lớn với cộng đồng và xã hội, ngày 6/3/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 473, công nhận nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước Đào Thục là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc Gia. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã công bố quyết định, trao và đón giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Việc đưa Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước Đào Thục vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia là sự ghi nhận to lớn của Nhà nước với giá trị văn hóa tiêu biểu về lịch sử, văn hoá của huyện Đông Anh và thủ đô Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ nay đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên địa bàn Hà Nội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, để mỗi người, mỗi nhà đều có thể chọn cho mình những điểm đến vui xuân ý nghĩa.

Hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật ở phố cổ Hà Nội bắt đầu được triển khai từ năm 2014 tới nay, với sự tham gia của nhiều trung tâm, đoàn nghệ thuật và câu lạc bộ truyền thống lẫn hiện đại, tạo ra sự hấp dẫn riêng của phố cổ Hà Nội. Toàn bộ 20 điểm biểu diễn đều phục vụ miễn phí người dân và du khách tham quan.

Trở thành thành phố sáng tạo là một trong những mục tiêu quan trọng đã được Ninh Bình đặt ra trong Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hình tượng 12 con giáp là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều nghệ sĩ mỗi dịp Tết đến xuân về. Triển lãm tranh “12 con giáp” của hoạ sĩ Đặng Việt Linh không chỉ khắc hoạ những hình ảnh quen thuộc của 12 con giáp, những tác phẩm còn là ước mơ, khát khao và suy ngẫm của tác giả.

Hồ Tuy Lai, thuộc xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức được nhiều người biết đến với khung cảnh nước non hùng vĩ, mây trời hòa quyện vô cùng hấp dẫn. Nơi đây đang được xác định là địa điểm du lịch sinh thái giầu tiềm năng của Hà Nội

Sáng nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Ủy ban Dân tộc phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách "Du khảo: Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" của tác giả Nguyễn Bông Mai.