Mức giảm thuế chưa tháo gỡ khó khăn cho báo chí

Nguồn thu của các cơ quan báo chí đang hết sức khó khăn, trong khi để phát triển thì phải cần được đầu tư rất lớn, nhất là trong lĩnh vực truyền hình. Do vậy, đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí điện tử và truyền hình từ 20% xuống 15% vẫn chưa thực sự tháo gỡ khó khăn cho các cơ quan này.

Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng nguồn thu năm 2023 của các Đài Phát thanh Truyền hình đã giảm 20% so với năm 2022. Chưa kể trong hai năm đại dịch Covid-19, doanh thu còn giảm mạnh hơn từ 30 - 40%. Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo.

Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh cho hay: “Nguồn thu truyền thống báo chí càng ngày càng ít đi vì hầu hết các cơ quan báo chí hiện nay khá chật vật. Tiền để vận hành còn thiếu, tiền tái đầu tư vào cơ sở vật chất hay thiết bị công nghệ làm báo còn thiếu thì làm sao có tiền để nộp thuế. Nên chúng ta vẫn mong muốn được chấp thuận hưởng một mức thuế thấp, nhưng quan trọng là làm thế nào để giúp cơ quan báo chí tăng được doanh thu và có tiền để nộp thuế”.

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đang được Quốc hội thảo luận, trong đó có việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí từ 20% xuống còn 15%, báo in vẫn giữ ở mức 10% như trước. Đây là thông tin tích cực, tuy nhiên mức đề xuất này, theo nhiều ý kiến, thì vẫn chưa thực sự tháo gỡ được khó khăn cho cơ quan báo chí. Các cơ quan báo chí vẫn cần sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa.

Nhà báo Vũ Minh Việt - Phó Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, nêu quan điểm: “Đối với báo điện tử hay các nền tảng đa phương tiện như truyền hình, phát thanh thì những nền tảng đó muốn phát triển được phải đầu tư rất lớn như về hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc chuyên dùng… và việc đầu tư lớn nhưng mà vẫn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị là truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện. Hiện nay, theo dự thảo mới, giữ nguyên thuế thu nhập doanh nghiệp đối với báo in 10%, nhưng đề xuất giảm từ 20% xuống 15% đối với báo điện tử. Chúng tôi mong muốn các đại biểu Quốc hội xem xét luật sửa đổi về thuế thu nhập đối với doanh nghiệp của báo điện tử về 10%, đồng nhất với thuế thu nhập của báo in”.

Về nội dung giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí, nhiều đại biểu Quốc hội cho đây là cần thiết. Việc xem xét giảm thuế với cơ quan báo chí, theo các đại biểu, sẽ là sự động viên mạnh mẽ với các cơ quan báo chí, tăng niềm tin, tăng giá trị văn hoá, tăng sự nhiệt huyết, yêu nghề, tự tin, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước

Đại biểu Trần Hoàng Ngân – Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Hầu hết các đại biểu Quốc hội đều ủng hộ phải có một chính sách đồng bộ để hỗ trợ cho các cơ quan báo chí, đặc biệt trong tình hình mới hiện nay, giúp báo chí trở thành một cơ quan truyền thông, một phương tiện hữu hiệu góp phần tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước đến với nhân dân. Trong tình hình phát triển công nghiệp 4.0 hiện nay, cần phải có một nguồn lực giúp cơ quan báo chí đầu tư thêm cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị và nguồn nhân lực để phát huy hiệu quả hơn vai trò báo chí cách mạng Việt Nam trong tình hình mới. Do đó, chính sách thuế sẽ hướng đến miễn và giảm thuế của thu nhập doanh nghiệp”.

Ưu đãi này trước hết để báo chí có thể tồn tại và làm đúng chức năng của mình. Nếu không có ngay nguồn lực hỗ trợ mạnh mẽ thì các cơ quan báo chí sẽ hết sức khó khăn, ngay cả những việc giữ được người có năng lực trong đơn vị cũng đã khó, chưa nói đến việc phát triển ngày càng cao về truyền thông chính sách, về bảo vệ nền tư tưởng của Đảng và rất nhiều nhiệm vụ tuyên truyền khác mà cơ quan báo chí là chủ lực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại TP. HCM, nhờ vận dụng có hiệu quả Nghị quyết số 98 của Quốc hội, ủy quyền để các quận, huyện chủ động điều chỉnh giá đất và giải ngân đền bù, do đó, nhiều dự án giao thông đã tái khởi động. Trong đó có dự án Vành đai 2 thành phố Thủ Đức.

Sáng 7/1, Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức cuộc gặp mặt Ban Chủ nhiệm, Hội đồng Câu lạc bộ (CLB) Thăng Long nhân dịp xuân Ất Tỵ - 2025.

Sáng 7/1, Báo điện tử Tiền phong long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày ra mắt (09/01/2005 - 09/01/2025) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, đánh dấu bước phát triển mới của báo điện tử nói riêng và thương hiệu báo Tiền phong nói chung trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tòa soạn mạnh mẽ, hướng tới “Kỷ nguyên số - Dẫn dắt thông tin”.

Sáng 7/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, chủ trì Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Sáng 7/1, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Sáng nay, Sở Nội vụ thành phố tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tham dự Hội nghị, cùng dự có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quý Tiên.