Mức giảm trừ gia cảnh cần trở nên linh hoạt

Nhiều ý kiến cho rằng, sau 4 năm thực hiện, quy định về mức khởi điểm chịu thuế và giảm trừ gia cảnh đến nay đã không còn phù hợp. Do đó, cần nâng mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân.

Chị Hồng Thuận, sinh sống tại Hà Nội, có mức thu nhập một tháng 25 triệu đồng. Sau khi giảm trừ nuôi hai con nhỏ, chị vẫn thuộc đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Theo chị thì việc này chưa hợp lý.

Chị Mai Hồng Thuận (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy) cho rằng: “Nếu trong gia đình có 2 người con, tôi sẽ được hỗ trợ không phải tính thuế thu nhập cá nhân ở mức 19 triệu, con số này chỉ là mức tối thiểu cho việc chi tiêu. Mức thuế như vậy chỉ phù hợp với giai đoạn cách đây 5-7 năm, bây giờ tôi thấy không còn phù hợp nữa”.

Mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế hiện nay là 11 triệu đồng/tháng (tương đương 132 triệu đồng/năm) và cho mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Mức giảm trừ này được thực thi từ năm 2018 khi mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng. Sau 6 năm, mức lương cơ sở hiện là 2.340.000 đồng/tháng. Cùng với đó, mặt bằng giá, mức sống đã tăng lên.

Ông Trịnh Xuân An - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, cho biết: “Đúng theo nghĩa đen của từ giảm trừ gia cảnh, tức là những chi phí thường xuyên chúng ta có thể trừ đi để từ đó có những tính toán hợp lý để tính thuế, thì tôi cho rằng mức thuế hiện nay chưa hợp lý. Khi mà chúng ta đang có nhiều bước phát triển về kể cả thu nhập, kể cả các chỉ số về mặt vĩ mô, về mặt kinh tế học mà nói, cần thiết chúng ta phải có sự điều chỉnh về mức giảm trừ gia cảnh này. Cá nhân tôi cho rằng chúng ta cần phải có số liệu tính toán hết sức hợp lý và tôi nghĩ rằng không nên cố định một cách tuyệt đối trong luật này”.

Từ ngày 01/07/2013 đến nay, mức giảm trừ gia cảnh mới được thay đổi 1 lần vào năm 2020. Nguyên nhân là do theo quy định tại Luật Thuế TNCN 2012 sửa đổi, mức giảm trừ gia cảnh sẽ được điều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành, hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất. Đây là rào cản bởi CPI từ năm 2020 đến nay tăng chưa quá 20%.

Bà Huyền Nguyễn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam, cho biết: “Khi luật thuế thu nhập cá nhân quy định cứng mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh khi chỉ số CPI vượt quá 20%,  là 1 điểm bất lợi cho người nộp thuế. Bởi vì rõ ràng như chúng ta đã biết, rổ hàng hóa CPI trên 700 mặt hàng, còn đối với người nộp thuế, những mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt phí thì nó là 1 yếu tố nên được cân nhắc nhiều hơn cả rổ hàng hóa rất rộng theo như cách tính CPI”.

Với chính sách tăng lương cơ sở 30% vừa áp dụng ngày 1/7/2024, cùng việc chỉ số giá từ năm 2020 đến nay vượt hơn 12%, nhiều ý kiến cho rằng mức giảm trừ đang được áp dụng đã lạc hậu so với biến động kinh tế - xã hội. Nếu căn cứ vào chỉ số tiêu dùng biến động chưa đến 20% mà giữ nguyên mức giảm trừ gia cảnh như hiện tại sẽ gây khó khăn cho người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 17/12, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 khai mạc và tiến hành Phiên thứ Nhất tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Sau gần một tháng tạm hoãn, sáng nay (17/12), Tòa án nhân dân quận Long Biên (Hà Nội) mở lại phiên xét xử bị cáo Trương Văn Minh (khi phạm tội hơn 15 tuổi, học lớp 8) về tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 17/12, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị), Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 (Quân khu 4, Bộ Quốc phòng) phối hợp huyện Hướng Hóa tổ chức Lễ truy điệu và an táng 11 hài cốt liệt sĩ.

Nhiều ý kiến cho rằng, sau 4 năm thực hiện, quy định về mức khởi điểm chịu thuế và giảm trừ gia cảnh đến nay đã không còn phù hợp. Do đó, cần nâng mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân.

Số lao động đi làm việc nước ngoài 11 tháng qua đã đạt 114% kế hoạch năm nay, vượt mục tiêu đưa từ 125.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của cả năm.