Mức giảm trừ gia cảnh có đang phù hợp với thực tế?
Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân đang được lấy ý kiến góp ý. Trong đó, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh là vấn đề thu hút sự quan tâm lớn.
Hiện nay, mức giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân nộp thuế là 11 triệu đồng và mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng, duy trì từ tháng 7/2020. Trước tình hình giá cả sinh hoạt tăng cao, nhiều ý kiến đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ để phù hợp với chi phí thực tế của người lao động.
Nhiều người cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh hiện tại chưa đủ để đáp ứng nhu cầu sống, đặc biệt đối với những hộ gia đình có con nhỏ.
Theo chia sẻ của chị Chu Thuỳ Linh - nhân viên văn phòng, chi phí tối thiểu cho một trẻ em đi học mỗi tháng đã khoảng 4 triệu đồng, chưa kể tiền ăn, sữa và chi phí y tế, tổng cộng dao động từ 6-7 triệu đồng. Trong khi đó, mức giảm trừ người phụ thuộc hiện tại chỉ 4,4 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với thực tế chi tiêu.
Trong dự thảo đề xuất xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính đã xem xét mức lương tối thiểu vùng như một căn cứ để xác định mức giảm trừ gia cảnh. Bộ Tài chính đánh giá rằng, lương tối thiểu vùng giúp bù đắp trượt giá, đồng thời phản ánh sự khác biệt về chi phí sinh hoạt giữa các khu vực.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nếu áp dụng lương tối thiểu vùng để xác định mức giảm trừ gia cảnh, có thể nảy sinh khó khăn khi áp dụng thực tế, nhất là đối với người lao động làm việc linh hoạt giữa các khu vực.
PGS.TS Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính, nhận định rằng đối với những ngành có tính chất di chuyển nhiều như xây dựng, viễn thông, việc tính toán lương tối thiểu vùng có thể trở nên phức tạp. Ông đề xuất, chỉ nên coi lương tối thiểu vùng là một tham chiếu, không nên dựa hoàn toàn vào đó để xác định mức giảm trừ gia cảnh.
Bà Vũ Thu Hà, Phó Tổng Giám đốc Tư vấn Thuế - Deloitte Việt Nam, cũng nhấn mạnh rằng, mức giảm trừ gia cảnh cần được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo tính khách quan và công bằng.
Theo thống kê, chi phí sinh hoạt tối thiểu của một người dân tại Hà Nội hiện nay rơi vào khoảng 12,2 triệu đồng, trong khi mức giảm trừ gia cảnh chỉ 11 triệu đồng, tạo ra sự chênh lệch đáng kể.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10/2025. Nếu được thông qua vào tháng 5/2026, Luật sẽ có hiệu lực từ năm 2027. Do đó, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cần được xem xét sớm để phù hợp với tình hình thực tế, giảm bớt gánh nặng thuế cho người lao động.


Hà Nội sẽ bắn pháo hoa trong chương trình "Hẹn ước Bắc Nam" và chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Vang mãi khúc khải hoàn" diễn ra vào ngày 22 và 27/4.
Khi xe ô tô có camera hành trình đang chuyển hướng để rẽ sang phải, từ phía sau, một nhân viên giao hàng điều khiển xe máy đã vòng từ bên phải, tạt đầu xe có cam hành trình.
Đoạn video được ghi lại tại Vĩnh Phúc khi xe máy đang di chuyển theo hướng thị trấn Tam Đảo xuống trung tâm huyện thì bất ngờ mất lái và đâm vào hộ lan.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ đã tiếp xúc cử tri là đại diện hiệp hội doanh nghiệp, hội doanh nhân trẻ, hội nữ doanh nhân và các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố Cần Thơ trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV vào sáng 21/4.
Sau vụ việc cơ quan công an triệt phá đường dây sản xuất gần 600 nhãn hiệu sữa giả, nhiều người băn khoăn về trách nhiệm khi để xảy ra việc sản xuất, lưu hành mặt hàng này thuộc về ai?
Nhiều cửa hàng đang kinh doanh ở tòa nhà Hàm cá mập, quận Hoàn Kiếm chính thức dừng hoạt động vào ngày 21/4, bắt đầu dọn dẹp để bàn giao mặt bằng.
0