Mừng thọ đầu xuân, nét đẹp hiếu nghĩa của người Việt

Lễ mừng thọ đầu năm là nét đẹp trong truyền thống xưa nay của dân tộc ta, thể hiện truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn và thể hiện sự tôn trọng đối với người cao tuổi. Đây cũng là dịp để chính quyền địa phương, nhà nước thể hiện sự quan tâm đến người cao tuổi trong xã hội, để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo đối với bậc sinh thành.

Trong những ngày đầu năm mới, các địa phương tại Hà Nội lại nhộn nhịp với lễ mừng thọ các cụ cao niên được tuổi chẵn chục từ 70 tuổi trở lên. Người Việt Nam quan niệm ông bà cha mẹ sống lâu là phúc đức cho con cháu. Lễ thượng thọ ở các làng quê là ngày hội đầu năm, ngày hội của truyền thống "uống nước nhớ nguồn" cao đẹp.

Tại thôn Lưu Xá (xã Đức Giang, huyện Hoài Đức), từ tờ mờ sáng, các cụ ông, cụ bà trong trang phục áo dài, khăn xếp được con cháu đưa đến nhà văn hóa để tham dự lễ vinh đăng, mừng thọ cho các bậc cao lão trong làng. Năm Giáp Thìn 2024, toàn thôn có 63 cụ được tròn tuổi từ 70 trở lên, trong đó, có có 4 cụ được thượng thượng thọ (90 tuổi), 20 cụ được thượng thọ (80 tuổi), 39 cụ được vinh đăng tuổi thọ 70.

Tại thôn Lưu Xá, lễ vinh đăng, mừng thọ cho các cụ ông sẽ được tổ chức tại Đình làng.

Trong lúc các cụ ông, cụ bà đang thực hiện nghi lễ mừng thọ tại đình, tại chùa, thì ở nhà, con cháu tất bật chuẩn bị cỗ bàn khao họ hàng thân tộc. Hơn 60 cụ được tuổi tròn, nghĩa là hơn 60 gia đình tổ chức khao thọ, làng Lưu Xá ngày đầu năm rộn rã hơn bao giờ hết.

Lễ vinh đăng, mừng thọ cho các cụ bà sẽ được tổ chức tại chùa của làng.

Một lễ mừng thọ được tổ chức trang trọng, ấm cúng sẽ đem lại niềm vui không chỉ cho các cụ mà còn cho cả gia đình. Cùng với nhiều hoạt động quan tâm chăm sóc người cao tuổi của gia đình và cộng đồng, mừng thọ đầu xuân là nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần, thể hiện sự tôn trọng của xã hội với người cao tuổi. Đây cũng là việc làm nhằm khẳng định vai trò, vị thế của người cao tuổi đối với gia đình và xã hội, giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích; đồng thời là dịp để con cháu ôn lại công ơn sinh thành, dưỡng dục, thể hiện sự kính trọng, tấm lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều gia đình có điều kiện ở Hà Nội đã chọn cách thuê bảo mẫu cao cấp để trông nom con cái trong cuộc sống bận rộn hàng ngày. Đây là một hình thức chăm sóc trẻ khá phổ biến ở các nước phát triển, nhưng mới nở rộ ở Việt Nam một vài năm gần đây.

Ở Hà Nội có một con phố nổi tiếng với nghề đóng khung tranh, đó là phố Nguyễn Thái Học. Tại đây luôn có đến hàng trăm xưởng sản xuất, chế tác và cửa hàng bán khung tranh các loại. Do nhu cầu chơi tranh và làm đẹp cho những bức tranh của người Hà Nội ngày càng nhiều và cầu kỳ nên những người thợ làm khung tranh nơi đây luôn làm không hết việc.

Với những người cao tuổi, uống bia hơi chính là một phần của nhịp sống chỉ có ở Hà Nội, nơi mà việc thưởng thức bia hơi không chỉ là một thói quen, mà còn là một nét văn hóa, một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người.

Tiện lợi, giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng,… đó chính là lý do khiến cho những cửa hàng gội đầu bình dân trong các khu dân cư đông đúc hiếm khi vắng khách.

Để tránh nắng nóng tháng 7, những người nông dân ở ngoại thành Hà Nội lấy đêm làm ngày, chong đèn ra ruộng cấy lúa cho vụ mùa mới.

Về quê vào kỳ nghỉ hè, trẻ em hòa mình với thiên nhiên, được trải nghiệm những trò chơi tuổi thơ và có thời gian sống cùng ông bà, họ hàng.