Muốn đi trước đón đầu, phải đi bằng công nghệ mới
Thảo luận tại tổ về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số mới đây, đại biểu Quốc hội đề nghị cần có nhiều cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút các nguồn lực phát triển công nghiệp bán dẫn. Có đại biểu phân tích, nếu theo đánh giá của chuyên gia, Việt Nam muốn đuổi kịp Malaysia về chíp bán dẫn thì mất khoảng 40 năm nữa. Do đó, với sự phức tạp của công nghệ này và trình độ còn thấp của Việt Nam, bước đầu chỉ nên ưu tiên, lựa chọn vài phân đoạn của sản xuất chip bán dẫn, tạo tiền đề cho những phát triển mạnh mẽ sau này.
Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn, Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang, cho biết: "Bây giờ phải định hình chúng ta phải tập trung phát triển ở giai đoạn nào, phân đoạn nào của chip bán dẫn. Nếu thu hút được các nhà đầu tư, thì trong vòng bao nhiêu lâu người Việt Nam chúng ta phải học được công nghệ mới. Chúng ta phải theo hướng trong các sản phẩm chíp bán dẫn sản xuất ra tại Việt Nam thì có khoảng 30% hay 40% các nguyên liệu là do Việt Nam sản xuất được ứng dụng vào sản phẩm đó. Có như vậy thì mới thúc đẩy được. Còn nếu không chúng ta lại biến thành một nơi chỉ sản xuất lắp ráp, chỉ có làm công thôi".
Nhiều ý kiến chỉ ra, dự thảo Luật chưa quy định các điểm ưu đãi vượt trội để thu hút, phát triển công nghiệp bán dẫn. Do đó, đề nghị bên cạnh các quy định về bảo đảm cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp bán dẫn, thì đặc biệt cần các chính sách hỗ trợ thuế, phí và tiền mặt.
Phát biểu tại buổi thảo luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết: "Các nước trong khu vực chúng ta là 70% sản xuất chip trên thế giới, chúng ta lại là trung tâm trong khu vực này. Chúng ta không tranh thủ thì ai tranh thủ? Nhưng muốn tranh thủ thì phải có ưu đãi, thì chính sách ưu đãi như thế nào cho phù hợp, các chuyên gia phải cân nhắc. Theo tôi, chúng ta phải có ưu đãi thuế, phí, lệ phí, đất đai, điện nước rồi công trình. Và đặc biệt là ưu đãi về tiền mặt nữa. Không có tiền mặt là họ đi thôi. Intel là một điển hình".
Công nghiệp bán dẫn hiện đang là một ngành được cả thế giới quan tâm vì tạo ra giá trị giá tăng cao và hình thành nên các thương hiệu lớn cho quốc gia. Là nước đi sau, để có thể cạnh tranh thu hút các 'đại bàng' bán dẫn về làm tổ thì không còn cách nào khác, Việt Nam phải thiết kế được một cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư đủ hấp dẫn và vượt trội.
Giá xăng trong nước ngày 26/12 được dự báo giảm sau khi tăng vào kỳ điều hành tuần trước.
Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước mới công bố, tính đến cuối quý 3/2024, số lượng tài khoản thanh toán khách hàng cá nhân trong hệ thống ngân hàng đã đạt 197,97 triệu tài khoản, tăng hơn 15.000 tài khoản so với cuối năm 2023.
Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đầu tư đứng thứ 2 trên thế giới và đứng thứ nhất khu vực châu Á.
Ngày 25/12, cả giá vàng miếng và vàng nhẫn đều đồng loạt quay đầu giảm nhẹ, trong đó, vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm 200 nghìn đồng/lượng.
Chiều 24/12, tại nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp để xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde nhận định rằng, khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone) "đang tiến rất gần" đến việc đạt được mục tiêu lạm phát trung hạn.
0