Muôn kiểu bức hại cây xanh
Mỗi ngày trôi qua, tình trạng hàng nghìn cây xanh trên địa bàn thành phố đang bị huỷ hoại công khai mà ít ai quan tâm, ngăn chặn. Xuất hiện những vết sẹo lớn nhỏ chằng chịt trên thân cây, những dây sắt hoen gỉ chưa được tháo dỡ hay vài chục mét dây điện quấn quanh từ gốc lên đến ngọn và thậm chí là bị cắt ngang bởi một miếng tôn sắt.
Ông Đỗ Huy Hùng, huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết: "Thực tế là bây giờ thì đường giao thông xe cộ rất là đông mà cây xanh nó chỉ có hạn thôi chứ không phải chỗ nào cũng trồng được, hành động đóng biển quảng cáo vào cây thế này khiến người dân rất bất bình và lên án. Như ban ngày mà nhìn thấy là chúng tôi không cho đóng không cho làm đâu, nhưng mà cứ về buổi tối là toàn ra đóng trộm."
Để trồng một cây xanh phát triển tốt, mà phải mất nhiều năm chăm sóc, bảo vệ thì cây mới có thể sinh trưởng bình thường. Thế nhưng, những việc làm vô ý thức của một số người đã và đang từng ngày khiến cây xanh chết dần chết mòn, hoặc ốm yếu quặt quẹo.
Ông Lê Huy Cường - chuyên gia lâm nghiệp - Hội bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam cho rằng: "Các cái đinh đó không phải là đinh nhỏ mà rất lớn, khi vào thớ gỗ ảnh hưởng đến mạch libe có thể là sâu, có thể là nấm theo các vết đóng đinh đó vào gây ảnh hưởng đến cây, có thể sâu mọt và nhất là những loại sâu xén tóc dễ xâm nhập vào thân cây. Cái thứ hai là khi các hộ dân treo đèn led quấn xung quanh thân cây thì thực tế ra đó là một cái rất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, vì sao dù là đèn led năng lượng rất thấp thôi nhưng mà vẫn tỏa ra nhiệt và nhiệt đó ảnh hưởng đến hệ thống mạch libe quanh thân cây, mạch libe là mạch hút chất dinh dưỡng từ đất để đưa lên nuôi cây."
Từ lâu, cây xanh trước cửa nhà ai thì gần như được mặc định là cây thuộc quyền sở hữu của nhà đó. Thế nên, họ cứ tùy tiện đóng đinh, buộc dây thép vào thân cây hay treo biển quảng cáo mà không bị ai ngăn cản, xử phạt. Lâu dần, cây có chết thì cơ quan chức năng lại đến thay cây mới, gây ra tình trạng lãng phí.
ThS. LS. Nguyễn Thị Kiều Trang - Giám đốc Công ty Luật TNHH Lưu Ly, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết: "Căn cứ vào khoản 1 của điều 34 nghị định 38/2021 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thì hành vi treo đặt dán vẽ các sản phẩm quảng cáo lên cột điện trụ điện cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng sẽ bị xử phạt mức phạt từ 1-2 triệu đồng, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ các sản phẩm quảng cáo treo vẽ trái nơi quy định 136."
Việc buông lỏng quản lý của chính quyền cơ sở và đơn vị chuyên trách, đã dẫn đến việc làm tùy tiện, có chủ định hoặc vô ý xâm hại đến sinh trưởng của cây xanh đô thị. Điều đó dẫn tới việc gây lãng phí về nguồn lực tài chính của thành phố, làm xấu cảnh đến cảnh quan môi trường đô thị, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, môi trường sống của cư dân và cộng đồng.
Hôm nay, 21/11, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao.
Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Văn bản nhằm cụ thể hóa Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024.
Sáng 21/11, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô.
Trên địa bàn huyện Quốc Oai, nhiều tuyến giao thông trọng điểm đang gấp rút thi công nhằm đạt các tiến độ, về đích trước ngày 31/12/2024.
Sáng nay (21/11), Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
0