Mỹ cắt viện trợ làm tê liệt cuộc chiến chống nạn đói

Nỗ lực cắt giảm và định hình lại viện trợ nước ngoài của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm tê liệt hệ thống toàn cầu phức tạp nhằm ngăn ngừa và ứng phó với nạn đói.

Ngay trước khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, nhiều tổ chức nhân đạo đã gặp khó khăn trong việc đối phó với các cuộc khủng hoảng lương thực trên toàn thế giới. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi Mỹ bất ngờ ngừng cung cấp viện trợ quốc tế, điều này làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống cứu trợ toàn cầu trong nỗ lực ngăn chặn nạn đói.

Lệnh đóng băng ngân sách viện trợ được ông Trump ban hành ngay khi nhậm chức vào ngày 20/1, dự kiến kéo dài trong 90 ngày để chính quyền rà soát lại toàn bộ chương trình viện trợ. Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết, một số khoản hỗ trợ thực phẩm khẩn cấp vẫn sẽ tiếp tục.

Tuy nhiên, nhiều chương trình cứu trợ vẫn bị đình trệ do các tổ chức nhân đạo chưa rõ chương trình nào được phép hoạt động. Chính quyền Trump đã đóng cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), tổ chức cứu trợ hàng đầu của nước này. Điều này khiến khoảng 500.000 tấn lương thực, trị giá 340 triệu USD, rơi vào tình trạng đình trệ.

Theo đó, một phần trong số thực phẩm này đang được vận chuyển, và các phần khác đang được lưu trữ tại 23 quốc gia trên thế giới.

Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) đang phân tích tác động của lệnh này đối với những người thụ hưởng. Các tổ chức nhân đạo hiện gặp khó khăn trong việc thanh toán các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, khi nhiều quan chức USAID - những người xử lý các yêu cầu viện trợ - bị cho nghỉ việc.

Mạng lưới Hệ thống Cảnh báo Sớm về Nạn đói (FEWS NET) của Mỹ cũng bị đóng cửa, khiến các tổ chức cứu trợ mất đi nguồn dữ liệu quan trọng để xác định điểm nóng cần viện trợ. Bộ Ngoại giao Mỹ chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un khẳng định sự ủng hộ của Triều Tiên đối với Nga, trong cuộc đón tiếp phái đoàn Hội đồng An ninh Liên bang Nga ngày 21/3.

Khu vực biên giới Israel – Liban tiếp tục nóng trở lại trong ngày 22/3, khi quân đội Israel và lực lượng Hezbollah mở lại các cuộc tấn công xuyên biên giới nhằm vào nhau.

Những diễn biến mới ở quốc tế có thể vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho Ấn Độ khi mua tiêm kích F-35.

Các nhà ngoại giao hàng đầu của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã nhóm họp tại Tokyo, Nhật Bản nhằm tìm kiếm tiếng nói chung về các vấn đề an ninh khu vực và kinh tế.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky “về cơ bản đã chấp nhận” việc Ukraine sẽ không thể trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tỷ phú Elon Musk đã tham dự cuộc họp với các quan chức cấp cao tại Lầu Năm Góc vào ngày 21/3.