Mỹ cho phép nhà thầu quốc phòng đến Ukraine sửa vũ khí

Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đã cho phép nhà thầu quốc phòng đến Ukraine để sửa chữa các loại vũ khí mà Washington viện trợ cho Kiev.

Đây được coi là thay đổi đáng kể trong chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden liên quan đến xung đột Nga - Ukraine.

Chính sách mới, được phê duyệt vào đầu tháng này sẽ cho phép Lầu Năm Góc cung cấp hợp đồng cho các công ty Mỹ làm việc bên trong Ukraine lần đầu tiên kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra vào năm 2022.

Các quan chức Mỹ hy vọng chính sách này sẽ đẩy nhanh quá trình bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống vũ khí mà quân đội Ukraine đang sử dụng. Quan chức quốc phòng xác nhận rằng Mỹ tiến hành kế hoạch này vì một số hệ thống vũ khí mà nước này đã cung cấp cho Ukraine, đặc biệt là máy bay chiến đấu F-16 và hệ thống phòng không Patriot, “yêu cầu chuyên môn kỹ thuật cụ thể để bảo dưỡng”.

Tuy nhiên, theo một quan chức Mỹ giấu tên, số lượng nhân sự tham gia sẽ tương đối ít và chỉ triển khai ở xa tiền tuyến. Ngoài ra, quân đội Mỹ sẽ không bảo vệ nhà thầu ở Ukraine, những vấn đề như an toàn hay giảm thiểu rủi ro sẽ là trách nhiệm của công ty đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng.

Quyết định của Bộ Quốc phòng Mỹ được đưa ra vào thời điểm quan trọng. Lực lượng Nga đang tiến quân với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 3/2022, thời điểm Moskva rút quân khỏi Thủ đô Kiev và miền Bắc Ukraine. Trong khi đó, chiến dịch của Kiev nhằm vào tỉnh Kursk đang bị chặn đứng, các đơn vị Ukraine cũng hứng chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng và mất nhiều khí tài đắt tiền do Mỹ viện trợ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hãng tin Al Jazeera dẫn một nguồn tin an ninh Israel cho biết, quân đội nước này đã ném bom vào ít nhất 3 căn cứ không quân lớn của quân đội Syria.

Thủ tướng Anh Keir Starmer đã đến thăm Ả rập Xê út và có cuộc gặp với Hoàng Thái tử Mohammed bin Salman. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế và quốc phòng chặt chẽ hơn giữa Anh với quốc gia vùng Vịnh giàu dầu mỏ này.

Thủ tướng Syria Mohammed al-Jalali đã đồng ý trao quyền lực cho "chính phủ cứu nguy" do lực lượng nổi dậy lãnh đạo một ngày sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.

Phe đối lập ở Syria chỉ mất 11 ngày để chấm dứt cuộc nổi loạn kéo dài 13 năm chống lại chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Cuộc tấn công diễn ra nhanh đến nỗi những gì xảy ra tiếp theo ở Syria, ở một mức độ nào đó, không ai có thể đoán trước được.

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng, 9 người bị thương và 3 người mất tích sau khi xảy ra hỏa hoạn tại một kho nhiên liệu của nhà máy lọc dầu Calenzano, do công ty năng lượng Eni điều hành, ở gần thành phố Florence, vùng Tuscany (Italy).

Hãng Al Jazeera đưa tin, ông Mohammed Al-Bashir - người đứng đầu “Chính phủ cứu nguy” ở tỉnh Idlib đã được giao nhiệm vụ thành lập một chính phủ mới để quản lý giai đoạn chuyển tiếp ở Syria.