Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Theo Bộ Công Thương, việc Mỹ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường có nghĩa rằng doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào nước này sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, trợ cấp. Bởi, chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam không được dùng để tính toán biên độ phá giá mà phải sử dụng "giá trị thay thế" của một nước thứ ba.
Thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết sẽ nghiên cứu, phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam của Bộ Thương mại Mỹ. Sau đó, sẽ bổ sung, hoàn thiện lập luận để gửi hồ sơ yêu cầu phía Mỹ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Hiện nay, 72 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, trong đó có các nền kinh tế lớn như: Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand...Năm 2023, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu là 97 tỷ USD, chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Nỗ lực giữa Ủy ban châu Âu (EC) và Trung Quốc nhằm giải quyết tranh chấp đang diễn ra xung quanh xe điện chạy bằng pin (BEV) đã không mang lại đột phá vì những bất đồng vẫn tồn tại.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/09, VN-Index tăng nhẹ 0.77 điểm (0.06%), lên mức 1,272.04 điểm; HNX-Index tăng 0.53 điểm (0.23%), lên mức 234.3 điểm.
Quyết định giảm mạnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã gây ra sự hoang mang về việc liệu nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ bùng nổ hay đối mặt với suy thoái.
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng hơn 1% trong phiên giao dịch 19/9 nhờ tác động từ quyết định giảm mạnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Với quy mô 120 gian hàng, hội chợ đã thu hút một lượng lớn doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp của Hà Nội và các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Nguyên tham gia.
Tuần này, OCB, Bac A Bank, Techcombank, và OceanBank đã nâng lãi suất tiết kiệm lên trên 6%/năm cho các kỳ hạn từ 12 tháng.
0