Mỹ công bố gói viện trợ an ninh mới cho Ukraine
Đây là gói viện trợ thứ 17 của Mỹ dành cho Ukraine, được lấy từ kho dự trữ của Bộ Quốc phòng Mỹ kể từ tháng 8 năm 2021. Gói viện trợ này bao gồm đạn cho hệ thống pháo và tên lửa, các loại vũ khí chống tăng và thiết bị bảo hộ chống vũ khí hóa học, sinh học, phóng xạ, hạt nhân.
Trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ nhậm chức trong hai tháng tới, chính quyền Tổng thống Joe Biden đang đẩy mạnh giải ngân toàn bộ số tiền viện trợ đã được Quốc hội phê duyệt cho Ukraine, với mong muốn giúp nước này giành ưu thế khi bước vào mùa đông.
Trong một thông báo, Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh và đối tác thông qua Nhóm liên lạc phòng thủ Ukraine để đáp ứng các yêu cầu cấp thiết trên chiến trường. Thông báo được đưa ra trong bối cảnh có thông tin cho rằng chính quyền Tổng thống Biden đã cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để nhắm mục tiêu sâu vào lãnh thổ Nga, làm dấy lên nhiều lo ngại về xung đột leo thang vượt ngoài tầm kiểm soát.
Theo Reuters, một nguồn tin cấp cao từ Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết nước này đã mất khoảng 40% diện tích lãnh thổ chiếm được tại tỉnh Kursk (Nga) sau các đợt phản công của Moskva.
Trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như vật giá tăng cao, thiếu hụt nhân lực, lạm phát… Chính phủ nước này đang tiến hành đồng loạt nhiều biện pháp mạnh để vực dậy nền kinh tế.
Ngày 23/11, quân đội Israel đã thực hiện cuộc không kích vào trung tâm Thủ đô Beirut của Liban, làm sập một tòa nhà chung cư, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và nhiều người dân hoảng loạn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Ngày 23/11, người phát ngôn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo, Tổng thư ký NATO, ông Mark Rutte đã gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida để thảo luận về các vấn đề an ninh toàn cầu mà liên minh phải đối mặt.
Khả năng một thỏa thuận thương mại giữa Liên minh châu Âu và Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) có thể sớm được ký kết đã gây ra sự hỗn loạn chính trị ở Pháp và trên khắp châu Âu. Nếu được hoàn tất, đây sẽ là thỏa thuận thương mại tự do quan trọng nhất từng được EU ký kết, tuy nhiên, nó cũng châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình tại Pháp.
0