Mỹ để ngỏ khả năng thỏa thuận riêng với Hamas

Truyền thông Mỹ đưa tin, giới chức nước này có thể đàm phán riêng với phong trào Hamas mà không có sự tham gia của Israel, nhằm đưa 5 con tin người Mỹ bị giữ ở dải Gaza trở về.

Thông tin trên được đưa ra vào thời điểm đề xuất ngừng bắn ở Gaza vẫn đang bế tắc, cả Israel và Hamas đều chưa công khai cam kết thực hiện kế hoạch này.

Phía Mỹ cho biết, Hamas đang giữ 5 con tin người Mỹ bị bắt khi Hamas tấn công Israel hôm 7/10/2023. Giới chức Mỹ còn hy vọng đưa về thi thể 3 con tin người Mỹ khác thiệt mạng trong ngày hôm đó.

Khi được hỏi về thông tin trên, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hiện đang công du Trung Đông nhấn mạnh: cách tốt nhất, hiệu quả nhất để đưa mọi người về nhà, bao gồm các con tin người Mỹ là thông qua thỏa thuận ngừng bắn hiện đang trên bàn đàm phán.

Trong khi đó, các quan chức Mỹ giấu tên cho biết, bất kỳ một cuộc đàm phán đơn phương nào, nếu được tiến hành, sẽ thông qua các nhà đàm phán Qatar và không có sự tham gia của Israel.

Theo các nhà phân tích, Hamas sẽ có động cơ để đạt được một thỏa thuận như vậy với Washington vì nó sẽ làm căng thẳng hơn nữa mối quan hệ Mỹ - Israel và gây thêm áp lực lên Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người đã bị chỉ trích ở trong nước vì chưa đưa hết các con tin về nước.

Hiện chưa rõ Mỹ sẽ chấp nhận điều gì để đổi lại việc Hamas thả các con tin.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban châu Âu (EC) thông báo sẽ áp thuế đối với trứng nhập khẩu từ Ukraine trong vòng hai tuần tới.

Trung Quốc sẵn sàng nghiên cứu kế hoạch kết nối tuyến đường sắt Bờ Đông của Malaysia với các dự án đường sắt khác ở Lào và Thái Lan, qua đó mở rộng mạng lưới đường sắt nội địa ở khu vực Đông Nam Á.

Một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại kho đạn quân sự ở thủ đô N'Djamena, Cộng hòa Chad, làm ít nhất 9 người chết.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản kéo dài 4 ngày, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon có cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Fumio Kishida, thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác song phương.

Mặc dù máy bay chiến đấu do Ấn Độ phát triển vẫn chưa được xuất khẩu, nhưng chính sách ‘Make in India’ (Sản xuất tại Ấn Độ) hay 'Atmanirbhar Bharat' của chính phủ nước này đã được thúc đẩy với đơn đặt hàng lớn cho máy bay trực thăng chiến đấu hạng nhẹ (LCH) Prachand, theo The Eurasian Times.

Giới chức Anh đã phát hiện hơn 800 người tị nạn vượt biển trên những chiếc thuyền nhỏ.