Mỹ khẳng định không có lựa chọn thay thế đồng USD

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent khẳng định rằng không có loại tiền tệ hợp pháp nào đủ khả năng thay thế đồng USD trong vai trò đồng tiền dự trữ toàn cầu, bất chấp những nỗ lực của nhóm BRICS nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh.

Phát biểu trên Fox Business, ông Bessent nhấn mạnh bản thân đã làm việc trong thị trường tiền tệ suốt 30-35 năm và khẳng định rằng, không có sự thay thế nào cho đồng USD. Các nước BRICS có thể thảo luận và tìm cách giảm sự phụ thuộc, nhưng sẽ không có đồng tiền dự trữ nào khác trên thế giới trong tương lai gần.

Nhóm BRICS bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, cùng với các thành viên mới như Iran, UAE và Indonesia đã tăng cường giao dịch bằng nội tệ nhằm giảm tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây. Sau khi Nga bị đóng băng hàng trăm tỷ USD dự trữ ngoại hối tại các ngân hàng châu Âu do xung đột với Ukraine, nhiều nước BRICS đã tìm cách thanh toán thương mại bằng đồng nội tệ thay vì USD.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng lên tiếng cảnh báo BRICS về việc tìm kiếm giải pháp thay thế USD. Ông Trum đã tuyên bố trên mạng xã hội Truth Social rằng, sẽ không có khả năng BRICS thay thế đồng USD trong thương mại quốc tế, bất kỳ quốc gia nào cố gắng làm vậy sẽ phải đối mặt với thuế quan 100% và cắt đứt quan hệ với Mỹ.

Phát biểu về vấn đề này, phát ngôn viên Điện Kremlin, Dmitry Peskov, bác bỏ tin đồn về việc BRICS muốn tạo ra một đồng tiền chung, khẳng định các cuộc thảo luận chủ yếu tập trung vào việc tăng cường hợp tác tài chính và đầu tư giữa các nước thành viên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc việc từ bỏ vai trò lãnh đạo quân sự của Washington trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một động thái có thể thay đổi cấu trúc chỉ huy quân sự của khối này.

Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước Ả Rập, Liên hợp quốc và các tổ chức nhân đạo, đã bày tỏ lo ngại về tình hình bạo lực gia tăng tại Gaza, đồng thời kêu gọi các bên liên quan ngừng bắn, tạo điều kiện cho hoạt động viện trợ.

Quân đội Nga đã phải bắn hạ các máy bay không người lái của chính mình theo mệnh lệnh của Tổng thống Vladimir Putin, đồng thời ngừng tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Các hệ thống phóng lựu nhiệt áp hạng nặng TOS-1A Solntsepyok của Nga đã tấn công các vị trí được cho là của Ukraine tại một địa điểm không được tiết lộ trên chiến tuyến ngày 18/3.

Lãnh đạo Mỹ - Nga đã thảo luận về một lệnh ngừng bắn nhỏ trong cuộc điện đàm, nhưng chưa thể nhất trí về thỏa thuận chấm dứt chiến sự Ukraine.

Một thẩm phán liên bang Mỹ vừa ra phán quyết ngăn chặn việc đóng cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), yêu cầu khôi phục quyền truy cập cho hàng nghìn nhân viên bị ảnh hưởng.