Mỹ rò rỉ tin mật: sơ suất hay lỗ hổng an ninh?

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đối mặt với những chỉ trích gay gắt, sau khi một nhà báo vô tình được thêm vào nhóm thảo luận chứa thông tin tối mật về kế hoạch quân sự.

Vụ việc không chỉ gây rúng động giới chính trị và an ninh quốc gia Mỹ, mà còn đặt ra hàng loạt câu hỏi về quy trình bảo vệ thông tin mật của Nhà Trắng. Liệu quy trình bảo vệ thông tin mật trong chính quyền Mỹ có lỗ hổng? Việc sử dụng ứng dụng nhắn tin thương mại để trao đổi thông tin nhạy cảm có vi phạm luật liên bang? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về sự cố rò rỉ này?

Vụ việc bắt đầu khi Tổng biên tập tờ The Atlantic, Jeffrey Goldberg, cho biết ông đã vô tình được thêm vào một nhóm trò chuyện trên ứng dụng Signal – nơi các quan chức cấp cao của chính quyền Trump thảo luận về chiến dịch quân sự sắp tới nhằm vào lực lượng Houthi tại Yemen. Ông Jerrey Goldberg khẳng định Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth đã tiết lộ thông tin về mục tiêu, vũ khí và trình tự tấn công của Mỹ.

Trước sức ép từ dư luận, Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard và Giám đốc CIA John Ratcliffe đã ra điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện, khẳng định không có tài liệu mật nào được chia sẻ. Tuy nhiên, các thượng nghị sĩ đảng Dân chủ vẫn tỏ ra hoài nghi.

Trong khi đó, đảng Cộng hòa cũng tỏ ra quan ngại. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện John Thune cho biết, Ủy ban Quân vụ Thượng viện sẽ mở cuộc điều tra về việc sử dụng Signal trong chính quyền.

Về phía Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã lên tiếng bảo vệ nhóm an ninh của mình, khẳng định chính quyền sẽ xem xét lại việc sử dụng Signal nhưng bác bỏ trách nhiệm của cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz – người được cho là đã vô tình thêm Tổng biên tập Goldberg vào nhóm trò chuyện. Trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News trước đó, cố vấn Mike Waltz nhận trách nhiệm về sự cố dù nhấn mạnh không có thông tin mật nào bị lộ.

Nhiều chuyên gia an ninh quốc gia không đồng tình với cách xử lý của chính quyền. Một cựu quan chức Mỹ nói với Reuters rằng, thông tin quân sự nhạy cảm thường chỉ được lưu trữ trên các hệ thống bảo mật đặc biệt của Lầu Năm Góc. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Ron Wyden thậm chí kêu gọi các quan chức cấp cao từ chức.

Trong khi Nhà Trắng cố gắng xoa dịu tình hình, nhiều câu hỏi quan trọng vẫn chưa có lời giải. Tại sao các quan chức lại sử dụng Signal thay vì hệ thống liên lạc an toàn của chính phủ? Liệu việc xóa tin nhắn trên Signal có vi phạm luật lưu trữ hồ sơ hay không?

Signal là một ứng dụng nhắn tin mã hóa đầu cuối, được cộng đồng bảo mật đánh giá cao. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu thiết bị của người dùng bị xâm nhập, nội dung tin nhắn có thể bị lộ. Do đó, liệu đây chỉ là sơ suất cá nhân hay phản ánh một vấn đề sâu xa hơn trong cách quản lý thông tin mật của chính quyền? Cuộc điều tra sắp tới của Quốc hội sẽ là phép thử quan trọng đối với tính minh bạch và trách nhiệm của chính quyền trong việc đảm bảo an ninh quốc gia Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính phủ Ukraine mới đây cho biết họ đã không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ và Kiev có thể bị vỡ nợ khoảng 600 triệu USD trước thời hạn vào cuối tháng 5.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 25/4 đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại khu vực Jammu và Kashmir, kêu gọi sự truy cứu trách nhiệm và hợp tác quốc tế để đưa những kẻ phạm tội ra trước công lý.

Mỹ và Iran tiến hành vòng đàm phán hạt nhân thứ ba, bước vào giai đoạn đàm phán kỹ thuật mà các chuyên gia nhận định là sẽ khó khăn hơn khi Washington đưa ra các điều kiện của mình.

Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov ngày 26/4 đã ca ngợi sự đóng góp của quân nhân Triều Tiên trong chiến dịch giải phóng Vùng Kursk khỏi lực lượng Ukraine.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ ngày 25/4 đã ra tuyên bố phủ nhận thông tin rằng Bắc Kinh đang đàm phán thuế quan và thương mại với Washington.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hy vọng Mỹ sẽ cấp cho nước này hỗ trợ an ninh dài hạn theo 'mô hình Israel'.