Mỹ thúc đẩy dự án đường sắt kết nối với châu Phi

Trong khuôn khổ chuyến công du châu Phi kéo dài 3 ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp quan trọng với các nhà lãnh đạo châu Phi tại cảng Lobito, Angola để thúc đẩy dự án đường sắt “Hành lang Lobito”.

Đây là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm tăng cường kết nối kinh tế khu vực và giảm sự phụ thuộc của châu Phi vào Trung Quốc.

Phát biểu tại cuộc gặp, Tổng thống Joe Biden cho biết, tất cả các khoản đầu tư vào dự án Hành lang Lobito đều đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất cho người lao động, cho môi trường và cho cộng đồng. Ông Biden nhấn mạnh rằng, dự án này không chỉ mang lại cơ hội đầu tư và thương mại lớn, mà còn thể hiện cam kết của Mỹ trong việc hỗ trợ phát triển bền vững tại châu Phi.

Trong khi đó, Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Felix Tshisekedi nhận định, Hành lang Lobito là mô hình hội nhập khu vực và là nguồn thịnh vượng chung, góp phần vào tăng trưởng kinh tế châu Phi. Dự án đường sắt "Hành lang Lobito" bao gồm việc cải tạo tuyến đường sắt hiện có dài hơn 1.300 km từ cảng Lobito, đi qua Zambia và đến trung tâm khai thác khoáng sản của Cộng hòa Dân chủ Congo. Mục tiêu là vận chuyển các khoáng sản thiết yếu như đồng và cobalt, những nguyên liệu quan trọng cho sản xuất pin và công nghệ năng lượng sạch đến các thị trường quốc tế.

Mỹ cam kết khoản vay 550 triệu USD để hỗ trợ giai đoạn đầu của dự án, trong đó bao gồm việc mở rộng tuyến đường sắt vào trung tâm khai khoáng của Congo. Giai đoạn hai của dự án, dự kiến bắt đầu vào năm 2026, sẽ liên kết Angola với Zambia qua một tuyến đường sắt mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong hàng trăm sắc lệnh mà ông Donald Trump ban hành từ ngày đầu nhậm chức Tổng thống, có một sắc lệnh vắng mặt một cách đáng chú ý, đó là sắc lệnh áp thuế mới đối với Canada và Mexico.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015; đưa Mỹ cùng với Iran, Libya và Yemen trở thành những quốc gia nằm ngoài hiệp định trên. Vậy, quyết định này sẽ tác động thế nào tới nỗ lực chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu trong tương lai?

Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đã tái cam kết hợp tác mạnh mẽ trong bối cảnh tình hình khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có nhiều diễn biến phức tạp.

Pháp tiếp tục giữ vững vị trí là điểm đến du lịch được yêu thích nhất thế giới, khi thu hút khoảng 100 triệu du khách trong năm 2024, bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều quốc gia láng giềng châu Âu.

Vấn đề quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ đang trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận pháp lý khi Tổng thống Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp nhằm chấm dứt quyền công dân đối với trẻ em sinh ra trên đất Mỹ từ cha mẹ nhập cư bất hợp pháp.

Một ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế hàng hóa nhập khẩu từ hàng loạt đối tác lớn, bao gồm Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Mexico và Canada.