Mỹ và Nga bắt đầu họp bàn về Ukraine tại Riyadh
Phái đoàn Nga do Ngoại trưởng Sergey Lavrov dẫn đầu. Tham gia đoàn có ông Yury Ushakov, trợ lý chính sách đối ngoại hàng đầu của Tổng thống Putin và ông Kirill Dmitriev, Tổng giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga.
Phái đoàn Mỹ gồm Ngoại trưởng Marco Rubio, Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, Mike Waltz và ông Steve Witkoff, đặc phái viên về Trung Đông.
Cuộc đàm phán đánh dấu bước đi lớn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc đảo ngược chính sách cô lập Nga sau khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2023.
Điện Kremlin mô tả cuộc họp ngày 18/2 sẽ tập trung vào vấn đề khôi phục quan hệ Nga - Mỹ, cũng như thảo luận về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine. Cuộc họp cũng sẽ là bước khởi đầu cho một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Phát biểu trước cuộc họp, người đứng đầu Quỹ đầu tư quốc gia Nga Kirill Dmitriev đã ca ngợi vai trò của Tổng thống Mỹ: “Chúng tôi thực sự thấy rằng Tổng thống Trump và đội ngũ của ông là một nhóm chuyên gia giải quyết vấn đề, những người đã giải quyết một số thách thức lớn rất nhanh chóng, rất hiệu quả và rất thành công”.
Hồ sơ Ukraine được coi là một trong những trọng tâm chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Mặc dù vậy, cả Washington và Moscow đều tương đối thận trọng về bước ngoặt, bởi cho đến hiện tại, hai bên trực tiếp trong cuộc xung đột là Nga và Ukraine đều chưa tỏ ý nhượng bộ đối với những điều kiện chấm dứt chiến tranh.
Tuy nhiên, cuộc gặp của giới chức cấp cao Mỹ, Nga ở Riyadh và hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước trong tương lai gần là cơ hội cho việc giảm căng thẳng quân sự, đặc biệt là về các biện pháp tạm thời nhằm ngừng xung đột.
Đối với riêng Tổng thống Mỹ, cuộc đàm phán với ông Putin sắp tới có thể là một phần trong kế hoạch kép chấm dứt xung đột ở Ukraine và mở rộng ảnh hưởng ở Trung Đông.
Dù không kỳ vọng sẽ ngay lập tức tạo ra những thay đổi mang tính đột phá, giới phân tích nhận định cuộc gặp lần này là dấu hiệu cho thấy hai bên đang tìm kiếm cơ hội cài đặt lại quan hệ song phương vốn đã rơi xuống mức thấp nhất trong thời kỳ chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.


Khu vực biên giới Israel – Liban tiếp tục nóng trở lại trong ngày 22/3, khi quân đội Israel và lực lượng Hezbollah mở lại các cuộc tấn công xuyên biên giới nhằm vào nhau.
Những diễn biến mới ở quốc tế có thể vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho Ấn Độ khi mua tiêm kích F-35.
Các nhà ngoại giao hàng đầu của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã nhóm họp tại Tokyo, Nhật Bản nhằm tìm kiếm tiếng nói chung về các vấn đề an ninh khu vực và kinh tế.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky “về cơ bản đã chấp nhận” việc Ukraine sẽ không thể trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tỷ phú Elon Musk đã tham dự cuộc họp với các quan chức cấp cao tại Lầu Năm Góc vào ngày 21/3.
Moscow đã cáo buộc Kiev tấn công trạm đo khí đốt ở tỉnh Kursk, trong khi Ukraine bác bỏ thông tin này và cho rằng Nga đã tự dàn dựng vụ nổ.
0