Mỹ yêu cầu tạm hoãn truy tố hình sự với ông Trump

Các công tố viên Mỹ đã yêu cầu tòa phúc thẩm liên bang tạm dừng quy trình truy tố hình sự đối với cáo buộc Tổng thống đắc cử Donald Trump xử lý trái phép các tài liệu mật.

Yêu cầu này được đưa ra sau khi ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua và nhiều khả năng quyền miễn trừ Tổng thống sẽ được áp dụng trong vụ kiện này.

Trong một báo cáo ngắn được nộp lên tòa án, luật sư đặc biệt Jack Smith đã yêu cầu Tòa Phúc thẩm Mỹ tại Quận 11 hoãn kháng cáo này lại để các công tố viên có thời gian đánh giá tác động của việc ông Trump sắp trở lại Nhà Trắng đối với vụ án.

Tổng thống đắc cử Donald Trump bị cáo buộc tàng trữ trái phép các tài liệu mật sau khi rời nhiệm sở vào năm 2021. Ông Jack Smith được Tổng chưởng lý Merrick Garland bổ nhiệm vào vị trí Công tố viên đặc biệt vào tháng 11/2022 để điều tra nỗ lực của ông Trump và các đồng minh nhằm lật ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020 cũng như cáo buộc Tổng thống đắc cử đang sở hữu trái phép các tài liệu tuyệt mật sau khi rời nhiệm sở.

Cả hai vụ án đều trở nên hỗn loạn sau quyết định của Tòa án Tối cao vào đầu mùa hè này trao cho Tổng thống quyền miễn trừ một phần khỏi việc bị truy tố.

Hãng tin CNN và tờ The New York Times ngày 13/11 dẫn các nguồn thạo tin tiết lộ rằng, công tố viên đặc biệt Jack Smith có ý định từ chức cùng các thành viên khác trong nhóm điều tra trước khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhậm chức vào tháng 1/2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 23/11, người phát ngôn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo, Tổng thư ký NATO, ông Mark Rutte đã gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida để thảo luận về các vấn đề an ninh toàn cầu mà liên minh phải đối mặt.

Khả năng một thỏa thuận thương mại giữa Liên minh châu Âu và Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) có thể sớm được ký kết đã gây ra sự hỗn loạn chính trị ở Pháp và trên khắp châu Âu. Nếu được hoàn tất, đây sẽ là thỏa thuận thương mại tự do quan trọng nhất từng được EU ký kết, tuy nhiên, nó cũng châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình tại Pháp.

Theo Reuters, trong ngày đàm phán kéo dài của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên 300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2035, để giúp các nước đang phát triển chống chịu với biến đổi khí hậu.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nhận định rằng, việc Moscow sử dụng tên lửa Oreshnik sẽ làm thay đổi tiến trình của cuộc xung đột Ukraine.

Nếu đến thủ đô Paris của Pháp những ngày này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một “công viên kỷ Jura” thu nhỏ khi những mô hình của các loài động vật từ thời tiền sử được đem ra trưng bày và tỏa sáng lung linh trong màn đêm.