Nắm bắt công nghệ, chủ động thi công đường sắt cao tốc

Sáng 13/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, với sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng hơn 1.700.000 tỷ đồng (hơn 67 tỷ USD).

Dự án đường sắt tốc độ cao bắt đầu tại Thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến khoảng 1.541 km.

Về quy mô đầu tư của dự án, xây dựng mới tuyến đường sắt đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án khoảng hơn 1.700.000 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD).

Dự kiến nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư hoàn thành dự án vào năm 2035, bố trí vốn trong khoảng 12 năm, bình quân mỗi năm khoảng 5,6 tỷ USD, tương đương khoảng 1,3% GDP năm 2023, khoảng 1,0% GDP năm 2027 (thời điểm khởi công dự án). Quá trình triển khai sẽ huy động đa dạng các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, cho rằng dự án này rất cần thiết, là nguyện vọng của đại đa số người dân. Hệ thống đường sắt tốc độ cao sẽ đáp ứng nhu cầu giao thương với các nước trong khu vực, trong đó có nền kinh tế lớn Trung Quốc. Tuy nhiên, khi nghiên cứu tài liệu, đại biểu Nguyễn Anh Trí vẫn còn một số băn khoăn liên quan đến lưu lượng dùng, thời gian vận chuyển hàng hóa nông sản, thủy sản trong bao lâu để bảo đảm chất lượng; việc đặt vị trí các nhà ga ở đâu cho hợp lý. Đặc biệt, sau khi dự án đi vào hoạt động, việc vận hành sao cho hiệu quả, bởi kinh phí vận hành dự kiến đang ở mức rất cao.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng nếu được Quốc hội thông qua chủ trương thì dự án khởi công vào năm 2027 và khánh thành vào năm 2035. “Kinh nghiệm cho thấy, nếu càng nhanh, lợi ích từ máy móc thiết bị hiệu quả hơn. Cùng với đó, chúng ta có đủ nguồn lực về con người, phương tiện kỹ thuật, kinh phí để có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án hơn, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.

Là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận tải, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng đây là dự án quy mô lớn mang tính biểu tượng quốc gia, động lực phát triển của đất nước, vì thế nếu triển khai tốt sẽ tác động tích cực và ngược lại nếu xảy ra sự cố đáng tiếc.

Làm rõ thêm các nội dung liên quan đến tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; xây dựng 23 ga khách, 5 ga hàng, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho biết đây là dự án kết nối Bắc - Nam và hành lang kinh tế Đông Tây. Trong đó, đường sắt tốc độ cao chủ yếu sử dụng để vận tải hành khách.

Về thời gian xây dựng dự án, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, việc lựa chọn đề xuất cơ bản hoàn thành 1.545 km trong vòng 10 năm (từ 2025 - 2035) là mốc tiến độ đặt ra khá cao và cũng là mong muốn chung. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi cần có cơ chế, chính sách để đẩy nhanh tiến độ.

Theo Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, cần ưu tiên triển khai ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và ga Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh) để có thể kết nối với các tuyến đường sắt đô thị.

Về tiêu chuẩn kỹ thuật, nhiều đại biểu băn khoăn khi áp dụng khung tiêu chuẩn của châu Âu, tuy nhiên, châu Âu chưa có tuyến đường sắt tốc độ cao nào có vận tốc lên tới 350 km/h. Do vậy cần nghiên cứu khung tiêu chuẩn của một số quốc gia để phù hợp với vận tốc thiết kế 350 km/h.

Cũng trong phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội cũng cho ý kiến về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.