Nam Phi ứng phó với chủng đậu mùa khỉ mới

Các quốc gia Châu Phi trong đó có Nam Phi đang phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng từ sự xuất hiện của chủng đậu mùa khỉ mới, với khả năng lây lan nhanh chóng.

Các nhà khoa học Nam Phi đang nỗ lực nghiên cứu chủng virus đậu mùa khỉ mới này trong điều kiện hạn chế về nguồn lực và thiết bị.

Tại Viện Quốc gia về bệnh truyền nhiễm ở Johannesburg, Nam Phi, các nhà nghiên cứu đang làm việc trong phòng thí nghiệm sinh học an toàn cấp cao để phân tích mẫu virus mới này.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu để phân tích mẫu virus mới

Chủng virus đậu mùa khỉ mới có tên gọi Nhánh 1b, với khả năng lây lan nhanh chóng hơn chủng cũ. Các nhà khoa học phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm việc thiếu hóa chất cần thiết cho các xét nghiệm chẩn đoán cũng như sự thiếu nhận thức của người dân đối với căn bệnh này.

Ông Dimie Ogoina, Chủ tịch Ủy ban Ứng phó khẩn cấp với đậu mùa khỉ của WHO: "Chúng tôi đang làm việc mà không có đủ kiến thức cần thiết về lịch sử, động lực lây truyền, các yếu tố nguy cơ của đậu mùa khỉ. Về cơ bản, chúng tôi cần hiểu bối cảnh, cần hiểu căn bệnh này để có thể phát triển hoặc thiết kế các chiến lược phòng ngừa. Nhưng đây hiện lại là một hạn chế đáng kể".

Nam Phi ứng phó với chủng đậu mùa khỉ mới

Nhà dịch tễ học Salim Abdool Karim, Chủ tịch ủy ban tư vấn về đậu mùa khỉ của CDC châu Phi : “Tôi lo ngại vì đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục và nó có khả năng lây lan mạnh ở châu Phi. Điều chúng tôi đang cố gắng làm hiện nay là cố gắng thực hiện mọi biện pháp đồng bộ để ngăn chặn tình huống xấu nhất có thể xảy ra.”

Hiện các biện pháp để kiểm soát đậu mùa khỉ ở Nam Phi tương tự như kiểm soát bệnh lao, bao gồm xác định ca bệnh, truy vết tiếp xúc, tiêm vaccine và theo dõi điều trị.

Chủng 1b đặc biệt phổ biến, chỉ được các bác sĩ chẩn đoán mà không được xác nhận bằng xét nghiệm

Hiện cần có thêm nhiều nghiên cứu gấp, nhưng 3 nhóm theo dõi những đợt bùng phát đậu mùa khỉ ở châu Phi cho biết họ thậm chí không thể có được những hóa chất cần thiết để làm các xét nghiệm chẩn đoán.

Chủ tịch Ủy ban tư vấn về đậu mùa khỉ thuộc CDC châu Phi cho hay khoảng một nửa số ca bệnh ở miền Đông Congo, nơi chủng 1b đặc biệt phổ biến, chỉ được các bác sĩ chẩn đoán mà không được xác nhận bằng xét nghiệm.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khởi động một chiến dịch toàn cầu mang tên "Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược" nhằm ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người.

Kế hoạch dự kiến được triển khai thực hiện từ tháng 9 năm nay đến tháng 2/2025, đòi hỏi kinh phí 135 triệu USD. Kế hoạch này dựa trên các khuyến nghị do Tổng Giám đốc WHO đưa ra, tập trung vào việc thực hiện các chiến lược giám sát, phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó mạnh mẽ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa bế mạc tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil). Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này chính là vấn đề chống đói nghèo và bất bình đẳng.

Ngày 21/11, một nhóm vũ trang đã nã súng vào một số xe chở khách tại phía Tây Bắc Pakistan, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và 29 người bị thương.

Lễ hội Du lịch Quốc tế Sahara lần thứ sáu đã được tổ chức tại vùng sa mạc của Algeria, với hơn 400 đơn vị tham gia. Sự kiện kéo dài 4 ngày bao gồm nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa dân gian và là một trong những sáng kiến nhằm quảng bá du lịch ở Algeria.

Động thái của Tòa án Hình sự quốc tế ICC khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có nguy cơ bị giam giữ nếu ông đi đến một số quốc gia khác.

Lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine. Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng một tên lửa có tầm bắn xa và mạnh như vậy trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Một chàng trai người Ai Cập đã trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội, thu hút hơn 750.000 người theo dõi trên Instagram khi anh thực hiện hành trình đường bộ dài hơn chu vi trái đất từ Ai Cập tới Nhật Bản trong vòng 274 ngày.