Nam Từ Liêm gìn giữ nét đẹp hội làng

Những lễ hội làng ngày xuân là dịp để con cháu trong làng gác lại tất bật, bộn bề công việc của nhịp sống mưu sinh thường nhật, chung tay gìn giữ nếp làng.

Trong dòng chảy lễ hội của quê hương, đất nước, những hội làng được tổ chức vào ngày xuân luôn là nét văn hóa riêng biệt. Đó không chỉ là nơi thể hiện niềm ngưỡng vọng của thế hệ hôm nay với các bậc tiền nhân đã có công với làng, với nước, mà còn mang theo niềm hân hoan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới. Đây cũng là dịp để con cháu trong làng gác lại tất bật, bộn bề công việc của nhịp sống mưu sinh thường nhật, chung tay gìn giữ nếp làng.

10 năm rồi, người dân phường Phương Canh (quận Nam Từ Liêm) mới lại được sống trong không khí của những trận cờ người. Ông Hoàng Ngọc Minh năm nay vinh dự được lựa chọn ở vị trí tổng ông, ngồi trên để cầm quân cùng với một tổng bà.

Ông Minh chia sẻ: "Để được chọn làm tổng ông và tổng bà trong lễ hội cờ người của làng có những tiêu chuẩn rất khắt khe. Thứ nhất là yêu cầu gia đình hạnh phúc, con cháu ngoan ngoãn, chấp hành tốt nội quy pháp luật và gia đình phải êm ấm, làm ăn thuận hòa".

Cờ người là một trong những trò chơi dân gian đặc sắc phổ biến khắp các làng quê Việt Nam thời phong kiến và thường diễn ra trong các dịp lễ hội, tuy nhiên ngày nay đã dần bị mai một. Nét cờ người của Hòe Thị (phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm) khác với những nơi khác: quân cờ ăn mặc theo cung cách cung đình Huế, di chuyển chứ không cố định. Để chơi được cờ người, yêu cầu các kỳ thủ phải có khả năng bao quát rất lớn.

Kỳ thủ Phạm Xuân Diệu cho biết: "Một bàn cờ người khó nhất là tầm bao quát của kỳ thủ. Có thể bàn cờ sẽ rất lớn nên đòi hỏi là kỳ thủ phải có tầm nhìn và có một trí nhớ tốt để có thể điều khiển những quân cờ đi sao cho chính xác những vị trí cần đi và có một kết quả tốt".

Cờ người tại hội làng là nếp sinh hoạt văn hóa dân gian, một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân địa phương. Do đó, công tác gìn giữ bảo tồn và truyền nối được các địa phương đặc biệt chú trọng.

Hội làng khép lại những vất vả lo toan của năm cũ để thắp lên cho mỗi người những ước vọng tốt đẹp. Không khí trang trọng của phần lễ và náo nức trong các phần hội đã giúp cho mỗi người cảm nhận sâu sắc sự thiêng liêng mà gần gũi của hai tiếng “quê hương”. Đây là nguồn lực khơi dậy sức mạnh cộng đồng, tạo nên những giá trị mới trong đời sống kinh tế - xã hội và góp phần xây dựng quê hương văn minh, hiện đại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm mỹ thuật “Qua miền thương nhớ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mang đến cho công chúng một không gian nghệ thuật ý nghĩa.

Chùa Thắng Nghiêm tọa lạc tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai là công trình tâm linh có kiến trúc độc đáo, với giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời.

Tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Hầm D67 và Hầm T1 là hai “địa chỉ đỏ” - nơi đây không đơn thuần là một công trình kiến trúc quân sự kiên cố, mà còn là hiện thân của tinh thần đấu tranh bất khuất, một di tích vững bền với thời gian.

Liên Hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc "50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước" (30/4/1975 - 30/4/2025) vào sáng nay (25/4), tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển công trình chào mừng “Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” đối với Di tích chùa Xã Đàn, quận Đống Đa, vào sáng 25/4.

Triển lãm chuyên đề “Đất nước trọn niềm vui” được khai mạc chiều ngày 24/4, với hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu, trong đó có nhiều tài liệu, hiện vật gốc lần đầu ra mắt công chúng.