Nâng cao tinh thần phòng ngừa tội phạm trên không gian mạng

Thời gian qua, không ít người dân đã bị lừa đảo bởi bọn tội phạm sử dụng công nghệ với nhiều thủ đoạn trên không gian mạng. Để ngăn chặn tình trạng này, các đơn vị nghiệp vụ của Công an thành phố và các địa bàn đã và đang đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này còn phụ thuộc phần lớn vào tinh thần nâng cao cảnh giác, tố giác tội phạm từ phía quần chúng nhân dân.

Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa phối hợp Công an huyện Đan Phượng triệt phá ổ nhóm gồm 8 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng. Mặc dù không được đào tạo về công nghệ thông tin, nhưng các đối tượng đã lừa đảo trót lọt nhiều nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Với thủ đoạn đăng tải thông báo tặng quà trên các hội nhóm Facebook, ổ nhóm này sử dụng các tài khoản ảo, tương tác, thao túng tâm lý những người nhẹ dạ, cả tin chuyển tiền cho các đối tượng.

Nâng cao tinh thần phòng ngừa tội phạm không gian mạng.

Công an Hà Nội nhận định, tội phạm trên không gian mạng hết sức phức tạp. Trong hai năm trở lại đây, Công an thành phố đã tiếp nhận 2.600 đơn của các bị hại và đã nhận diện 24 thủ đoạn lừa đảo. Để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm trên không gian mạng, Công an thành phố đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tuyên truyền trực tuyến với hơn 18 triệu tin nhắn tới người dân để cảnh báo các thủ đoạn của tội phạm này. Trong đó, đáng chú ý có thủ đoạn mới là giả dạng cổng dịch vụ công Quốc gia để lừa đảo chiếm quyền sử dụng điện thoại để chuyển tiền.

Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố đề xuất tiếp tục đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền, cảnh báo tới nhân dân; tham mưu xây dựng quy chế phối hợp với ngân hàng, các nhà mạng, quy chế phối hợp xử lý các hành vi vi phạm; Xây dựng cơ sở dữ liệu tội phạm công nghệ cao. Công an thành phố đã kiến nghị Bộ Công an các giải pháp cụ thể như đề nghị Bộ thông tin và truyền thông thu hồi toàn bộ sim rác, định danh các tài khoản ngân hàng và tăng cường chế tài xử lý với việc cho thuê, mua bán tài khoản. Có như vậy mới giải quyết được triệt để về điều kiện, kiềm chế được loại tội phạm này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vào khoảng 13h ngày 18/6 tại đường Ba La, quận Hà Đông, Hà Nội, một xe ben đã đẩy ô tô con lao vào dải phân cách khi đang di chuyển trên đường.

Hôm nay 27/6, hơn 108.000 thí sinh của Hà Nội đã bước vào ngày thi đầu tiên của kỳ thi THPT 2024, lực lượng CSGT, công an đã triển khai kế hoạch ứng trực từ sớm, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn cho thí sinh và người nhà đưa đón.

Tối 26/6, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã xác định được chủ tài khoản Tiktok “Mờ Quann” đã đăng tải thông tin về đề thi tốt nghiệp THPT 2024 là học sinh trường THPT Trần Đăng Ninh, huyện Ứng Hoà, Hà Nội.

Nhường đường cho các xe ưu tiên có tín hiệu đang đi làm nhiệm vụ là quy định bắt buộc mà ai cũng phải thực hiện. Tuy nhiên, điều tưởng như hiển nhiên này vẫn có người cố tình vi pham, như trường hợp tài xế chiếc xe tải lưu thông trên Đại lộ Thăng Long sáng ngày 26/6 là một ví dụ cần lên án.

Đường Khuất Duy Tiến đoạn giao với Lê Văn Lương thuộc quận Thanh Xuân, từ hầm chui đi lên, bừa bãi, nhếch nhác vì vật liệu xây dựng tràn ra lòng đường, vỉa hè.

Không chỉ trong khu vực nội thành mà đường liên huyện Võ Văn Kiệt, trước đây là cao tốc Bắc Thăng Long, xe khách ngang nhiên cho xe dừng đỗ không đúng quy định để đón trả khách.