Nâng cấp tuyến Vành đai 2 để Ngã Tư Sở bớt khổ
Nhằm mục đích giảm tải áp lực giao thông cho nút giao Ngã Tư Sở cũng như phát huy hiệu quả năng lực thông hành của tuyến đường Vành đai 2 trên cao đoạn từ cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, Sở Giao thông vận tải Hà Nội mới đây, đã có đề xuất UBND thành phố ưu tiên cho nghiên cứu triển khai ngay công tác chuẩn bị đầu tư dự án cải tạo, mở rộng Vành đai 2 trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2025, với tổng mức đầu tư dự kiến 8.500 tỉ đồng.
Trên thực tế nhiều năm qua, để giảm ùn tắc giao thông tuyến đường vành đai 2 đoạn Cầu Giấy – Ngã Tư Sở, cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều phương án tổ chức giao thông như điều chỉnh đèn, bịt chặn các lối rẽ..., tuy nhiên hiệu quả thấp.
Tháng 1/2019, cũng tại tuyến đường này, dự án xén vỉa hè mở rộng mặt đường đã được triển khai với mục đích góp phần giảm ùn tắc giao thông. Thế nhưng, phương án này chỉ mang lại hiệu quả tích vực trong vài năm. Cho đến khi tuyến vành đai 2 trên cao đi vào hoạt động, tuyến vành đai 2 đoạn Cầu Giấy – Ngã Tư Sở tái diễn cảnh ùn tắc.
Anh Nguyễn Đức Thuận (Đường Láng) chia sẻ: "Nhìn chung, buổi sáng ở đây cực kỳ đông phương tiện nên tắc đường nhiều".
Anh Nguyễn Văn Thành (Đường Láng) cho biết: "Trục đường này từ xưa đến giờ, mật độ dân rất phát triển. Giờ làm được đường trên cao thì tốt quá, đỡ vất vả cho dân".
Theo ông Ngô Xuân Sơn (Đường Láng), mật độ phương tiện từ đoạn Ngã Tư Sở đến nút giao Láng Hạ-Nguyễn Chí Thanh rất đông, thường xuyên ùn tắc.
"Nếu có đường trên cao như đoạn Trường Chinh đi cầu Vĩnh Tuy, sẽ hạn chế được lượng ô tô cho tuyến dưới này, giảm ùn tắc nhiều hơn", ông Sơn nói.
Theo Sở GTVT Hà Nội, khu vực Ngã Tư Sở có lưu lượng thiết kế tối đa 3.000 phương tiện/giờ, nhưng hiện lên đến 8.000 phương tiện/giờ. Sự quá tải không chỉ bó hẹp tại nút thắt cổ chai Ngã Tư Sở mà còn dồn lên các tuyến đường xung quanh như Láng, Nguyễn Trãi, Trường Chinh...
Phương án phân làn mới tại Ngã Tư Sở bước đầu cho thấy hiệu quả. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đây chỉ là giải pháp giải quyết phần ngọn. Vì vậy, việc sớm nâng cấp tuyến Vành đai 2 này là điều cấp thiết. Thế nhưng cần cân nhắc kỹ về phương án thực hiện để tránh ảnh hưởng đến hạ tầng, cảnh quan sẵn có.
Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.
Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.
Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
0