Năng lực công nghệ - yếu tố cốt lõi phát triển doanh nghiệp

Các doanh nghiệp tại Hà Nội ngày càng nhận thức rõ ràng rằng năng lực công nghệ không chỉ là một xu hướng nhất thời mà là yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội, các lĩnh vực mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ nhất là kế toán, thuế và thiết kế, với gần 40% doanh nghiệp sử dụng công nghệ số ở mức độ cao và thường xuyên. Một số lĩnh vực khác như quản trị, tối ưu hóa năng suất làm việc, cải thiện chất lượng sản phẩm, thậm chí trong nông nghiệp cũng đã bắt đầu áp dụng các giải pháp chuyển đổi số. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận, dẫn đến chưa hiểu rõ vai trò của chuyển đổi số để xác định lộ trình và hướng đi phù hợp.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương thực hiện chuyển đổi số để phát triển, thành phố đã đề ra chiến lược và kế hoạch cụ thể, hướng đến nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của kinh tế số Thủ đô. Ông Trần Trung Dũng, Giám đốc kinh doanh Trung tâm Nông nghiệp số VNPT Việt Nam, cho biết: “Các giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp quản trị hệ thống chuỗi liên kết sản xuất, số hóa dữ liệu và liên kết các trang trại nhỏ thành những khu vực trồng trọt quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu sản phẩm lớn của thị trường, đồng thời quản lý chất lượng một cách chặt chẽ”.

Tuy nhiên, những kết quả đạt được hiện nay chỉ là một phần nhỏ so với tiềm năng to lớn mà chuyển đổi số có thể mang lại cho doanh nghiệp. Chuyển đổi số không chỉ giúp doanh nghiệp kết nối mạng lưới, thu hẹp khoảng cách giữa các bộ phận mà còn duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đầy biến động.

Bà Trịnh Thị Ngân, Trưởng Ban Cố vấn, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội, cho hay: “Hiệu quả của chuyển đổi số có tác động sâu sắc đến doanh nghiệp. Từ khâu bán hàng, thương mại điện tử, thiết kế sản phẩm, đến định mức lao động và văn hóa doanh nghiệp - tư duy từ lãnh đạo đến công nhân cần thay đổi hoàn toàn. Ví dụ, một lãnh đạo của Sunhouse, khi đi công tác nước ngoài, chỉ cần một chiếc smartphone là có thể theo dõi tình hình doanh nghiệp: tồn kho ra sao, khâu nào đang gặp khó khăn, ngày mai sản xuất gì. Hay như tại May 10, nhờ có chuyển đổi số mà sau mỗi ngày làm việc, công nhân có thể biết ngay thu nhập mình đạt được trong ngày. Chuyển đổi số đã mang lại những tác động rất tích cực, bất kỳ doanh nghiệp nào, dù nhỏ hay siêu nhỏ, cũng cần phải chuyển đổi số”.

Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và có ý nghĩa thiết yếu đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp cần thích ứng với thay đổi và ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa hoạt động, cải thiện hiệu suất và chất lượng, từ đó tạo ra giá trị cho khách hàng.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải trong chuyển đổi số là về nguồn lực tài chính. Hơn 45% doanh nghiệp đã có dự toán ngân sách cho chuyển đổi số, nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế; khoảng 20% doanh nghiệp hoàn toàn không có ngân sách dự toán cho hoạt động này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giữa lúc đa số thị trường chứng khoán thế giới đua nhau tăng điểm, Việt Nam lại có câu chuyện khác khi nằm trong số ít các thị trường giảm điểm.

Trong phiên giao dịch hôm nay (7/11), tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng thêm 25 đồng, lên mức 24.283 VND/USD. Đây là mức tỷ giá trung tâm cao nhất lịch sử kể từ khi cơ chế này được NHNN áp dụng từ đầu năm 2016.

Hiệp hội bán dẫn toàn cầu dự báo thị trường bán dẫn của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 7,01 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng ngành bình quân mỗi năm khoảng 6,69% trong giai đoạn 2023-2028.

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, tính đến 31/10, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng hơn 434,4 tỷ đồng bồi thường cho các khách hàng bị thiệt hại sau cơn bão số 3 (Yagi).

Giá vàng trong nước hôm nay (7/11) giảm mạnh. Người mua vàng hôm qua và bán ra lúc này có thể chịu lỗ đến 5-6 triệu đồng/lượng.

Với sức tiêu dùng lớn, doanh số thương mại điện tử (TMĐT), Việt Nam đã vượt 20,5 tỷ USD/năm vào năm ngoái, được xếp vào nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT cao nhất khu vực và trên thế giới.