Nắng nóng ảnh hưởng đến sản xuất, chăn nuôi

Những ngày qua, thời tiết nắng nóng với nền nhiệt độ cao, phổ biến từ 35-38 độ C, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nông dân các địa phương.

Do nắng nóng nên bà Lương Thị Phương cùng bà con trong xã đã đi cấy từ 4h sáng để tránh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lúa và sức khỏe của chính mình.

Bà Lương Thị Phương (thôn Đồng Âm, xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) cho biết: ''Tầm 5h tang tảng là mình làm được rồi, thì hơn 8h, 9h kém là phải về rồi, không làm nổi. Mình làm thế bảo đảm cấy được diện tích nhiều, thế còn buổi chiều thì mình cấy muộn hơn, đến khi lên đèn pin thì về''.

Nắng nóng, nông dân phải điều chỉnh giờ giấc đi làm đồng.

Những ngày vừa qua, xã viên HTX Nông sản thực phẩm Thành An, xã Cộng Hòa, đã phải điều chỉnh giờ giấc để đi làm đồng cho hợp lý hơn.

Để giảm bớt cái nắng gay gắt, ngoài nhà lưới đã căng trước đó, HTX đầu tư thêm một lớp lưới đen căng bên dưới, giúp giảm ánh nắng trực tiếp của mặt trời làm cháy lá rau và giữ độ ẩm cho đất. Thay vì tưới một lần nước như trước, nông dân tưới nước đẫm về chiều tối và sáng sớm.

Nông dân sẽ làm sớm hơn và nghỉ sớm hơn, buổi chiều làm muộn hơn và nghỉ muộn hơn.

Đối với đàn gia súc, gia cầm, trong những ngày nắng nóng, cơ thể phải chống đỡ với những điều kiện bất lợi của thời tiết nên cần bổ sung lượng thức ăn tinh và các loại khoáng, vitamin, điện giải để nâng cao sức đề kháng cho con vật.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, hướng dẫn: ''Thứ nhất là đối với gia cầm, giãn mật độ chuồng nuôi; thứ hai là chủ động thay đổi cách chăm sóc, nuôi dưỡng, ví dụ ngày xưa chúng ta cho ăn muộn thì bây giờ đẩy lên sóm và chiều; thứ 3 là chia nhiều bữa ăn ra để cho nó đảm bảo sức''.

Ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân cần chủ động các biện pháp chống nóng cho cây trồng, vật nuôi nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do nắng nóng gây ra.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính đến sáng 16/9, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt.

Khoảng sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và ngày 18/9 mạnh lên thành bão (bão số 4) với sức gió mạnh cấp 8 khi di chuyển đến vùng biển giữa Biển Đông (khu vực Hoàng Sa).

Tối 16/9, tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, xảy ra vụ sập cầu chui đang thi công thuộc dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.

Nằm trong vùng tâm bão đi qua, nhưng các nhà máy sản xuất công nghiệp trọng điểm trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh vẫn ổn định sản xuất trong và sau bão số 3.

Sau khi nước rút, nhiều người dân sống tại các khu vực ngập lụt do nước sông Hồng dâng cao, phải di dời, đã trở về và bắt tay vào dọn dẹp, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Trước những mất mát to lớn vì cơn bão số 3 gây ra, Đài Hà Nội kêu gọi cán bộ, nhân viên ủng hộ để cùng bà con các vùng bão lũ khắc phục hậu quả.