Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu
Sản xuất chip bán dẫn được định vị là động lực mới đưa Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng. Dự báo đến cuối năm 2024, công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng của nhiều doanh nghiệp bán dẫn toàn cầu. Tuy nhiên, để đạt được những điều này cần phải có sự chủ động, tích cực để doanh nghiệp Việt chứng minh được sự hấp dẫn của mình.
TS Trịnh Thanh Lâm - Giám đốc kinh doanh Synopsys Nam Á, cho biết: “Chúng ta sẽ có hai công đoạn để tham gia vào chuỗi cung ứng, đó là khâu thiết kế chip và khâu đóng gói cuối cùng”.
Việt Nam, với lợi thế lớn là quốc gia có nền chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng tốt liên tục trong nhiều năm, có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có đam mê sáng tạo, đang là điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn. Nhận thức rõ về cơ hội này, Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm nhân lực bán dẫn toàn cầu vào năm 2030 và trung tâm về công nghiệp bán dẫn và điện tử toàn cầu vào năm 2040.
Ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho hay: “Chúng ta phải có những đột phá, đó là đi vào những ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp lõi, mang lại giá trị cao, phát huy lợi thế từ tầm vóc, uy tín đất nước. Bên cạnh đó, chúng ta cần tạo dựng cải cách đổi mới, tạo dựng môi trường đầu tư, phát huy nguồn nhân lực đã có và sẽ tiếp tục đào tạo”.
Công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Việt Nam được đánh giá còn rất nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp bán dẫn. Việt Nam sẽ tham gia vào tất cả các công đoạn của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, nỗ lực trở thành điểm đến +1 của các quốc gia, tổ chức trong chuỗi cung ứng, thu hút các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới đầu tư, tạo ra sự an toàn cho chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Hôm nay 24/11, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng nhẹ với vàng một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng ổn định và duy trì ở mốc 87 triệu đồng/lượng sau chuỗi ngày tăng mạnh.
Cùng với vận động người dân ưu tiên dùng hàng Việt, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị suốt 15 năm qua, đến nay rất nhiều sản phẩm hàng hóa Việt đã được người tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước yêu thích, tin tưởng chọn lựa.
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia vừa ban hành loạt quyết định xử lý vụ việc vi phạm pháp luật về cạnh tranh với 3 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử.
Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tuần qua, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND đạt gần 1.882.450 tỷ đồng, bình quân 376.490 tỷ đồng/ngày, tăng 28.158 tỷ đồng/ngày so với tuần trước.
Sau chuỗi ngày tăng mạnh, giá vàng miếng trong nước ổn định và duy trì ở mốc 87 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn tiếp đà tăng nhẹ với vàng một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.
Năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức từ 10 đến 15 tuần lễ trái cây, hàng nông sản tại Hà Nội, đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa và tổ chức hoạt động liên kết vùng, quảng bá, kết nối giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực công thương.
0