NASA dự định xây dựng đường sắt trên Mặt Trăng

Đường sắt trên Mặt Trăng quả là ý tưởng táo bạo và khó tin. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây đã tuyên bố đang nghiên cứu kế hoạch triển khai xây dựng hệ thống đường sắt đầu tiên trên Mặt Trăng và tìm kiếm nguồn tài trợ cho dự án này.

NASA cho biết đang triển khai nghiên cứu kế hoạch mang tên FLOAT (Flexible Levitation on a Track), có nghĩa "Linh hoạt trên đường ray". Ý tưởng đã được Mỹ xây dựng với mục tiêu giúp việc di chuyển trọng tải đến và đi từ khu vực hạ cánh của tàu vũ trụ tới các căn cứ. Ngoài ra, tuyến giao thông đặc biệt này còn giúp vận chuyển đá mặt trăng (regolith) từ địa điểm khai thác đến nơi để xây dựng các công trình đặc biệt trên bề mặt của Mặt Trăng. Mạng lưới đường sắt này có thể chở con người, nhu yếu phẩm và tài nguyên phục vụ hoạt động thương mại và đóng góp vào nền kinh tế vũ trụ.

Đường sắt trên Mặt Trăng sẽ có đóng góp lớn vào nền kinh tế vũ trụ.

FLOAT là một trong 6 dự án Khái niệm tiên tiến sáng tạo (NIAC) của NASA. Hiện nay, FLOAT đang ở giai đoạn II - giai đoạn thiết kế và sản xuất phiên bản thu nhỏ với mục đích thử nghiệm trên môi trường tương tự như Mặt Trăng. Dự án này đã nhận được kinh phí 600.000USD để tiếp tục nghiên cứu tính khả thi.

Điểm nổi bật ấn tượng của tuyến đường sắt trên Mặt Trăng của NASA chính là công nghệ đường ray không cố định. Toàn bộ hệ thống ray sắt sẽ được trải trực tiếp lên bề mặt đá regolith của Mặt Trăng. Nguyên tắc hoạt động có phần tương tự tàu đệm từ Maglev trên bề mặt Trái Đất, sử dụng từ tính để đẩy các toa tàu lơ lửng, không tiếp xúc ma sát với đường ray. Các toa tàu sẽ di chuyển trên đường ray mà hoàn toàn không có bánh xe. Phương án này sẽ giúp thiết bị được đảm bảo an toàn trước địa hình nhiều đá sắc nhọn.

Công nghệ đường ray không cố định do NASA nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu của NASA đã đề xuất sử dụng phương tiện vận tải là các robot từ tính. Các robot có hình dạng, kích thước đa dạng, khả năng chuyển tải tối đa lên đến 33kg/m2, tốc độ trên 2km/h trong môi trường Mặt Trăng, mức tiêu thụ điện dưới 40kW mỗi ngày. Theo tờ Daily Mail, hệ thống đường ray này có khả năng chuyên chở tới 100 tấn vật liệu/ngày.

Hệ thống đường ray FLOAT dự kiến đi vào hoạt động trong thập kỷ tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hệ thống tàu điện ngầm Moscow được ví như cung điện dưới lòng đất, là một trong những hệ thống tàu điện ngầm đồ sộ, phức tạp nhất của châu Âu.

Để chuẩn bị cho chuyển thăm của Tổng thống Nga đến Việt Nam, những chiếc máy bay vận tải IL-76, một trong những máy bay vận tải hiện đại nhất thế giới đã cập Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hồng Kông - Trung Quốc vừa đăng bài mô tả về những trải nghiệm tuyệt vời trên chuyến tàu hỏa tại Việt Nam.

Sau 3 năm vận hành, đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã chứng minh được tính ưu việt của phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn.

Vietnam Airlines sẽ nhận thêm 3 máy bay Airbus A320neo trong năm 2024. Chiếc đầu tiên dự kiến sẽ được hãng tiếp nhận vào đầu tháng 7, giai đoạn cao điểm nhất của mùa du lịch hè năm nay.

Chiếc phà điện cánh ngầm đầu tiên trên thế giới, VS-9 vừa được một công ty của Mỹ cho ra mắt vào tháng 5 năm nay, hứa hẹn mang đến một phương tiện di chuyển bền vững, hiệu quả và êm ái hơn.