NATO lên tiếng về nới lỏng vũ khí tầm xa ở Ukraine

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) Jens Stoltenberg đã kêu gọi các nước thành viên nên tự quyết định về việc nới lỏng các hạn chế đối với vũ khí tầm xa cho Ukraine.

Tuyên bố được đưa ra vào thời điểm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gần đây liên tục thúc giục phương Tây gỡ rào, cho phép Ukraine dùng vũ khí viện trợ để tấn công tầm xa vào các mục tiêu quân sự sâu trong lãnh thổ Nga.

Trả lời báo chí, ông Jens Stoltenberg cho biết, các nước thành viên NATO có chính sách khác nhau trong vấn đề này, do đó quyết định cuối cùng sẽ do từng quốc gia thành viên đưa ra. Ông Jens Stoltenberg cũng thừa nhận mọi lựa chọn đều có rủi ro.

Các nước phương Tây hiện rất chia rẽ về ý tưởng cho phép Ukraine dùng vũ khí viện trợ tập kích mục tiêu sâu trong lãnh thổ Nga. Canada, Thụy Điển, Phần Lan ủng hộ gỡ rào vũ khí tầm xa với Ukraine. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố không cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa của nước này tập kích sâu vào lãnh thổ Nga, bất kể các quốc gia khác quyết định thế nào.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bất chấp xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục, thâm hụt thương mại trong tháng 8/2024 của Nhật Bản đã lên đến gần 700 tỷ yên (khoảng 4,9 tỷ USD) chủ yếu do đồng yên suy yếu đẩy giá nhập khẩu tăng cao.

Ngày 18/9, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 79 đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Israel chấm dứt sự hiện diện bất hợp pháp tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng trong vòng 12 tháng.

Ngày 18/9, các thành viên Nghị viện châu Âu đã kêu gọi nhanh chóng giải ngân viện trợ tài chính từ Quỹ Đoàn kết của khối để giúp chống lại thiệt hại do lũ lụt ở Trung Âu.

Các chỉ số chứng khoán lớn đã giảm nhẹ khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/9, đồng USD tăng giá trong phiên giao dịch đầy biến động sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed – Ngân hàng Trung ương) quyết định cắt giảm mạnh lãi suất.

Ngày 18/9, Điện Kremlin cho biết, các cơ quan của Nga chưa đưa ra bất kỳ cảnh báo nào về mức độ phóng xạ cao hơn trong khí quyển, sau khi Na Uy cho biết họ phát hiện thấy nồng độ phóng xạ Caesium (Cs-137) tăng cao gần biên giới Bắc Cực với Nga.

Tổ chức Khí tượng Thế giới ngày 18/9 cảnh báo rằng, nếu chính phủ các nước không tăng cường hành động về khí hậu, hai phần ba các khu vực trên thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiệt độ tăng thêm 3 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp.