Nên có cơ chế cho cán bộ trung tâm hành chính công

Sau 6 tháng triển khai thí điểm, Trung tâm phục vụ hành chính công cấp phường tại quận Hoàn Kiếm cho thấy đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp. Mô hình đang được nhân rộng ra các phường khác trên địa bàn quận.

Người dân bắt đầu được hưởng lợi từ trung tâm hành chính phi địa giới này. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình này trên toàn thành phố, một vài vướng mắc cần được giải quyết, đặc biệt là cơ chế đặc thù dành cho nhân sự tại đây.

Anh Đinh Quang Thành, công chức UBND phường Trần Hưng Đạo, hiện đang thực hiện nhiệm vụ tại trung tâm hành chính công. Về chuyên môn, công việc không có nhiều thay đổi. Nhưng, thay vì chỉ phục vụ người dân của một phường như trước đây, đặc thù của trung tâm hành chính công khiến mỗi cán bộ như anh Thành phải giải quyết thủ tục hành chính cho người dân của cả ba phường Trần Hưng Đạo, Cửa Nam, Hàng Trống. Cơ chế hoạt động đặc thù hiện là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Thay vì chỉ phục vụ người dân của một phường như trước đây, đặc thù của trung tâm hành chính công khiến mỗi cán bộ như anh Thành giải quyết thủ tục hành chính cho người dân của cả ba phường.

Chị Đặng Thị Hải Duyên, công chức Văn phòng thống kê, UBND phường Trần Hưng Đạo, đề nghị: "mong sớm có văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn cán bộ thực hiện được, mong thành phố quan tâm hơn đến các cán bộ trung tâm".

Về nội dung này, Sở Nội vụ cho biết, thành phố đã có những phương án để ghi nhận, nhằm tránh thiệt thòi cho cán bộ, công chức phường.

Sở Nội vụ cho biết thành phố đã có những phương án nhằm tránh thiệt thòi cho cán bộ, công chức phường.

Ông Mai Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, cho hay: "Về phía thành phố, trong các cuộc thi mô hình sáng kiến, chúng tôi sẽ đưa vào đề xuất về nỗ lực của chính quyền và cộng điểm. Về phía Hoàn Kiếm, địa phương phải có chế độ đánh giá, đãi ngộ, thi đua khen thưởng và xem xét về công tác cán bộ, để có thêm động lực cho cán bộ công chức tại trung tâm hành chính công cấp phường".

Hoàn Kiếm đã thí điểm 3 trung tâm hành chính công trên toàn quận.

Quận Hoàn Kiếm đã thí điểm 3 trung tâm hành chính công trên toàn quận. Mỗi trung tâm gộp từ 3-5 phường. Việc triển khai mô hình trung tâm hành chính công được đánh giá là tiết kiệm được nguồn nhân lực, thiết bị, không phát sinh thủ tục đối với cá nhân thực hiện. Để khuyến khích và nhân rộng mô hình này trên toàn thành phố, cơ chế đặc thù dành cho cán bộ trung tâm là điều cần thiết, để cán bộ có thêm động lực trong công việc thường ngày.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.