Nên giao Hà Nội quản lý quỹ đất trong diện di dời

Nên xem xét giao cho Hà Nội quản lý quỹ đất của các cơ sở đã nằm trong diện phải di dời khỏi nội đô. Điều này sẽ thúc đẩy được tiến trình di dời, vốn đang chậm trễ do vướng nhiều khó khăn về cơ chế.

Đây là ý kiến của các chuyên gia tại Hội thảo Góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi), vừa diễn ra chiều 15/4.

Về thẩm quyền quyết định di dời, cần phân loại cụ thể trách nhiệm của Thủ tướng và của thành phố. Các chuyên gia cho rằng nên để Hà Nội là đơn vị quản lý quỹ đất, đồng thời là đơn vị đưa ra lộ trình di dời. Khi đã có lộ trình và kế hoạch cũng như quy hoạch cụ thể, việc di dời sẽ thuận lợi hơn. Về quỹ đất sau di dời, theo các chuyên gia, nên bàn giao cho thành phố để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình sử dụng sau này.

Hội thảo Góp ý Luật Thủ đô sửa đổi diễn ra chiều 15/4.

Hà Nội khẳng định, nếu cần thiết, Thủ đô sẵn sàng bỏ tiền ra để giải phóng mặt bằng, xây dựng trường học mới cho các trường đại học để giảm dân cư cho nội đô. Các trụ sở cũ sẽ được giao lại đất để làm công trình phúc lợi hoặc đào tạo sau đại học để giảm dân cư cho nội đô. Việc di dời là cần thiết và cần thực hiện sớm, nhằm giảm áp lực về hạ tầng lên khu vực nội đô.

Các chuyên gia đã góp 10 ý kiến tâm huyết hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Bên cạnh việc góp ý về việc đẩy nhanh tiến độ di dời các cơ sở ô nhiễm, các trường đại học, bệnh viện ra khỏi nội đô, chuyên gia đóng góp nhiều ý kiến trong việc phân thêm quyền cho Hà Nội để hoàn thiện 200 km đường sắt đô thị vào năm 2025.

Mặc dù Hà Nội đã rất quyết liệt trong việc di dời các cơ sở công nghiệp ô nhiễm ra khỏi khu vực nội đô, nhưng quá trình triển khai thực tế gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do những quy định pháp luật liên quan chưa có sự thống nhất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng, thuộc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, cho biết sẽ di dời, đốn hạ gần 200 cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp để lấy mặt bằng làm công trình hạ tầng kỹ thuật, trạm xe buýt… kết nối Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).

Trong tuần (từ ngày 19 đến 26/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước đó) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước đó).

"Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội" là một sản phẩm du lịch mới nhất của Hà Nội trong tháng 4 này. Những tiềm năng du lịch của Hà Nội đang được đánh thức với cách tiếp cận mới, được thể hiện qua việc kết nối các điểm đến đặc sắc của Thanh Oai - Ứng Hòa và Mỹ Đức, để tạo nên những sản phẩm du lịch có khả năng khai thác thực tiễn chứ không chỉ còn là ý tưởng.

Nghệ thuật tranh đường phố, bích họa đã có mặt và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam từ khá lâu, nhưng những năm gần đây mới trở nên phổ biến hơn ở Hà Nội. Những bức họa đã góp phần điểm tô sự sinh động cho các bức tường, khu phố khắp Thủ đô.

Văn phòng thành ủy Hà Nội vừa phát đi thông báo kết luận của Ban Chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy, đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành và một số cơ quan, đơn vị liên quan tập trung dành nguồn lực đầu tư, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình 04 nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Các tuyến phố Hà Nội những ngày này khoác lên mình màu áo mới, với rực rỡ màu sắc cờ Tổ quốc, băng rôn, pano, tranh cổ động, chào mừng kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại của đất nước.