Nên hay không cho học sinh nghỉ đông?
Những ngày này, chị Đinh Quỳnh Trang đều mang theo con đến chỗ làm của mình, bởi hai con chị đang theo học tại một trường quốc tế đóng trên địa bàn Hà Nội nên được nghỉ đông với thời gian là 2 tháng. Trường con chị Trang phân theo thời gian là hai tháng nghỉ đông, một tháng nghỉ hè, tính ra cũng đủ ba tháng như các trường ở Việt Nam, nhưng thời gian chia làm Đông- Hè.
Nhưng cũng có nhiều trường tại Việt Nam học theo chương trình quốc tế, tuy nhiên vẫn cho học sinh học theo lịch học bình thường với ba tháng nghỉ hè, bởi các trường muốn thống nhất lịch thi, lịch học, chương trình với các kỳ thi chung của toàn quốc. Đồng thời, ở Việt Nam phân ra khí hậu của ba miền, nên nếu nghỉ sẽ dễ lệch với thời tiết từng vùng.
Trước thời tiết có nhiều thay đổi, Sở Giáo dục và Đào tạo tại nhiều địa phương đã để các trường tự chủ, tùy vào điều kiện để thay đổi giờ vào học của học sinh sao cho phù hợp.
Trường Tiểu học An Thượng B, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội, những ngày đông này, để đảm bảo giữ ấm cho học sinh, nhà trường đã điều chỉnh giờ học từ 7h15 lên 8h00.
Cô giáo Phạm Thị Thương, Trường Tiểu học An Thượng B, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội chia sẻ: "Tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp 1, từ khi trường thay đổi giờ học, các con đến đúng giờ hơn, khi đến lớp các con không còn ngủ gật trên lớp. Với đặc điểm thời tiết của nước ta, nhà trường lùi lịch học như thế này là đảm bảo được sức khỏe cho các con và lịch học trên trường".
Bà Nguyễn Thị Nhàn, Hiệu trưởng trường Tiểu học An Thượng B, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội cho biết thêm: "Khi nhận được công văn của Sở và hướng dẫn của phòng giáo dục để các trường được tự chủ về thời gian các con đến trường thì nhà trường cũng đã lấy ý kiến của cha mẹ học sinh, và sau khi được trên 90% cha mẹ học sinh đồng ý lùi thời gian thì nhà trường đã thông báo đến học sinh để các con trong thời tiết mùa đông được đi học muộn hơn để đảm bảo sức khỏe".
Kỳ nghỉ đông hay hè cũng là quãng thời gian để học sinh nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng và giảm đi những ảnh hưởng của thời tiết đối với các em. Do đó, căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện đảm bảo để làm sao thống nhất, phù hợp với kế hoạch thời gian năm học chung của toàn quốc là điều các địa phương và trường học đang làm để tạo điều kiện tốt nhất cho các em.
Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đã phối hợp với Công an thành phố tổ chức Chương trình tập huấn, tuyên truyền sử dụng điện an toàn, hiệu quả; phòng chống cháy nổ, phòng ngừa tai nạn điện và kỹ năng thoát hiểm khi có xảy ra các đám cháy cho các em học sinh huyện Gia Lâm.
Sáng 17/11, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh đã tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường (1994 - 2024) và chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Giáo dục quận Hà Đông đã từng bước đổi mới toàn diện; từ việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp đến xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, yêu nghề và tâm huyết với học sinh. Đây là nền tảng quan trọng để ngành Giáo dục quận chăm lo, phát triển sự nghiệp “trồng người”.
Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 17/11, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình tuyên dương các Hiệu trưởng và giáo viên làm Tổng phụ trách Đội tiêu biểu Thủ đô năm 2024.
Trong không khí kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân (NGND), Nhà giáo ưu tú (NGƯT) lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Trong không khí ấm áp, Trường THPT Lam Hồng - Sóc Sơn tổ chức lễ kỷ niệm đánh dấu 25 năm thành lập và phát triển.
0